DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ SƠN LA
Vậy là sau 3 lần xây dựng và mở rộng, Nhà tù Sơn La có tổng diện tích là 2.170 m2. Đặc biệt, một dãy xà lim ngầm nằm sâu dưới lòng đất 3m còn được thực dân Pháp cho xây dựng trong quá trình mở rộng nhà tù, đồng thời được che giấu bởi khu nhà bếp ở trên. Hệ thống xà lim ngầm ấy bao gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể, trong đó có 1 xả lim tối.
Nhà tù Sơn La là một nơi được xây dựng rất kiên cố, vững chắc, tường xây bằng chất liệu là đá trộn lẫn gạch, mái lợp tôi. Giường nằm cho tù nhân được xây bằng đá, có xi măng láng trên bề mặt, mặt ngoài gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Với thiết kế như vậy, các loại bệnh đã phát sinh và lây lan một cách vô cùng nhanh chóng bởi những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc với cái nóng như đổ lửa vào mùa hè, thêm vào đó nữa là những đợt sương muối giá rét vào mùa đông. Từ đó, nhà tù Sơn La được ví như “chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ tù nhân tắt thở đem chôn”.
14 đoàn tù chính trị đã bị thực dân Pháp đã đày lên Nhà tù Sơn La với tổng số 1.013 lượt tù nhân từ năm 1930 đến năm 1945, trong số đó có rất nhiều đồng chí là Ủy viên Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy và cùng với rất nhiều cán bộ cốt cán của Đảng. Hơn bao giờ hết, khi trực diện với tội ác đen tối của những kẻ thù ấy, những người cộng sản đã tỏa sáng với khí tiết của mình và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng quanh núi rừng Tây Bắc, là ngòi nổ đầu tiên tạo nên sự bùng cháy của một thành công ở cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại, đào tạo, bồi dưỡng cho Đảng và cách mạng Việt Nam những chiến sĩ Cộng sản xuất sắc tiêu biểu như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàng đồng chí trung kiến khác.
Sau khi hòa bình lập lại, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã tiến hành ba lần tu bổ, tôn tạo di tích Nhà tù lần lượt vào các năm 1980, 1994, 2009 - 2010.
Ngoài những nơi kể trên, di tích lịch sử Nhà tù Sơn La còn có 2 điểm nổi tiếng đó chính là: cây đa Bản Hẹo – là nơi liên lạc giữa Chi bộ Nhà tù Sơn La với Trung ương Đảng và Nghĩa trang liệt sĩ Nhà tù Sơn La (Nghĩa trang Gốc Ôi), đây là nơi yên nghỉ của hơn 60 anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại nơi này.
Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đã trở thành một địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ các dân tộc Sơn La và nhân dân cả nước.
Nhà tù Sơn La được xếp hạng quốc gia năm 1962 và Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào ngày 31-12-2014.