Loading...
Thông tin du lịch
KIẾN TRÚC HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA TẠI CHỢ LỚN
Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào khoảng cuối thế kỉ XVII. Bất cứ dân tộc nào khi di cư đến vùng đất khác cũng mang theo tôn giáo, tín ngưỡng của họ, người Hoa cũng không ngoại lệ. Chính vì thế khi di cư đến khu vực Chợ Lớn (khu vực quận 5, quận 6 và quận 11 ngày nay) người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo mang đậm bản sắc như chùa, miếu, đình (hay còn gọi là hội quán) để làm nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa của cộng động dân tộc.
Nhà rường Huế - Nét đẹp tồn đọng từ văn hóa phong kiến Việt Nam
Sự phát triển của xã hội kéo theo đó là những nấc thang đi lên của cuộc sống hiện đại. Hàng trăm công trình kiến trúc được ra đời, hàng ngàn tòa nhà cao tầng được “chất” lên, đồng thời theo sau đó cũng là sự lãng quên đi những giá trị xưa cũ, nhưng đâu đó ở Kinh đô Huế - nơi quy tụ nhiều dạng kiến trúc phong kiến điển hình của Việt Nam, vẫn tồn tại một nơi mang đến một nét đẹp tồn đọng – Nhà rường Huế. Kiến trúc đó không chỉ tạo nên phần “hồn” cho kinh thành Huế mà nó còn khiến những làng quê ven sông thêm thanh bình, thêm yên ả.
KHÁM PHÁ NGÔI NHÀ DÀI NHƯ TIẾNG CHIÊNG NGÂN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Ê Đê là một dân tộc có nền văn hóa vô cùng rõ nét và độc đáo. Trong đó, ngôi nhà dài là một biểu tượng văn hóa nổi bật của đồng bào Ê Đê ở vùng núi rừng Tây Nguyên.