Loading...
 

KHÁM PHÁ NGÔI NHÀ DÀI NHƯ TIẾNG CHIÊNG NGÂN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ


Ê Đê là một dân tộc có nền văn hóa vô cùng rõ nét và độc đáo. Trong đó, ngôi nhà dài là một biểu tượng văn hóa nổi bật của đồng bào Ê Đê ở vùng núi rừng Tây Nguyên.

KHÁM PHÁ NGÔI NHÀ DÀI NHƯ TIẾNG CHIÊNG NGÂN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ

Từ ngàn đời nay, người dân tộc Ê Đê tại Tây Nguyên sống với trong những ngôi nhà dài truyền thống theo từng hộ gia đình (ít người hoặc nhiều người), có khi là cả một dòng họ và đó là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê Đê.

Nhà dài Ê Đê có kết cấu là một dạng nhà sàn thấp, có chiều dài từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình ít hay nhiều người và sẽ được nối dài thêm mỗi khi có thành viên nữ lập gia đình, chính vì thế nên mới có huyền thoại ngôi nhà dài như tiếng chiêng ngân.

Người Ê Đê không có nhà Rông hay nhà Gươl như những dân tộc ít người khác ở Tây Nguyên. Nhà sinh hoạt chung của buôn cũng là nhà dài nhưng sẽ hoành tráng và đẹp hơn.

Đặc điểm của nhà dài Ê Đê là rất dài vì đây là nơi sinh sống của nhiều gia đình trong cũng một dòng họ và ngôi nhà này sẽ được nối dài thêm mỗi khi dòng họ có con gái lập gia đình. Nhà dài theo kiểu truyền thống thường được xây dựng bằng tre, nứa và gỗ, phần mái thì được lợp bằng cỏ tranh, mặt sàn và tường bao quanh được làm bằng thân cây bương hoặc thân cây tre già đập dập. Nhà có kết cấu cột kèo làm bằng gỗ để có thể chịu được dãi dầu qua năm tháng. Còn các xà ngang và đòn dông luôn được áp dụng nguyên tắc đẽo hoàn toàn bằng tay. Chúng ta có thể biết được nhà đã trải qua bao nhiêu lần nối dài nhờ nhìn vào các dầm ngang (cứ một dầm ngang sẽ ứng với một đôi cột). Thường thì nhà dài của người Ê đê sẽ được làm theo hướng Bắc-Nam, khi chúng ta nhìn từ xa thì ngôi nhà sẽ giống như là 1 “chiếc thuyền”. Theo như tài liệu từ người Pháp thì trong giai đoạn Pháp thuộc họ đã thấy được những “chiếc thuyền” trên Tây Nguyên này có thể có độ dài lên tới hơn 200m. Điều đó chứng tỏ được rằng gia đình người Ê đê đó đã có khoảng 5 thế hệ sống trong ngôi nhà này.

Ngôi nhà được chia ra làm 2 phần là Gah và Ôk:

-        Gak tức chỉ vị trí bắt đầu từ cửa chính đi vào tới khoảng 1/3 của ngôi nhà. Đây là khu vực được dùng để đón tiếp khách ghé thăm, nơi đây cũng có bếp dành cho khách. Đây còn là nơi thờ cúng thần linh, cũng như chỗ đặt những đồ vật quý giá của gia đình. Vị trí sinh hoạt chung của gia đình và chỗ ngủ cho những người con trai chưa lập gia đình cũng chính là Gak.

-        Ôk là khoảng không gian còn lại của ngôi nhà.

Để nhận biết được chính xác khu vực Gah và Ôk trong nhà dài của người Ê đê, chúng ta hãy quan sát các vị trí sau đây:

-        Một bộ phản được dành cho người đứng đầu gia đình ngồi để hội họp được kê bên cạnh 1 cây cột và cây cột nằm ở phía Đông.

-        Một cái trống được kê lên ghế Kpan đặt ở kế cây cột phía Tây.

Nếu bạn thấy được 2 khu vực này thì đó chính là dấu hiệu nhận biết của Gah và Ôk. Bởi 2 cây cột ở đây được gọi là cột Kmeh Kpăng và có khắc hình. Cột phía Đông do có kê phản của người đứng đầu nên còn được gọi là cột chủ. Hai cây cột Kmeh Kpăng chính là  2 cột ngăn cách khu vực Gah và Ôk của nhà dài.

Khi ta quan sát khu vực Gah ta sẽ nhận biết được rằng gia đình đó có giàu có hay không, càng nhiều đồ vật có giá trị được đặt tại Gah thì đó là gia đình giàu có và ngược lại.

Về hoa văn trong ngôi nhà dài, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều hoa văn được chạm khắc bên trong nhà dài. Chúng ta sẽ thường thấy những hoa văn như kỳ đà, rùa, cua,… đây là những con vật có trong tín ngưỡng của dân tộc Ê đê. Để cầu những điều may mắn và hạn chế rủi ro thì người Ê đê sẽ chạm khắc những con kỳ đà trên xà ngang. Ngoài ra thì người Ê đê còn quy định chỉ được chạm khắc voi khi gia đình có voi nên nếu bạn thấy trong nhà dài có chạm khắc hoa văn hình con voi thì chắc chắn gia đình đó có sở hữu voi.

Nhà dài gồm có cửa trước và cửa sau, trong đó cửa trước là dành cho nam giới và khách vào nhà, cửa sau là của phụ nữ. Khi tới tham quan các ngôi nhà dài của người Ê đê chúng ta có thể thấy được 2 loại cầu thang là cầu thang đực và cầu thang cái. Cầu thang đực không có hoa văn còn cầu thang cái sẽ có hình ảnh bầu sữa mẹ cùng với vầng trăng khuyết.

Nhà dài của người Ê đê là nơi gắn kết các thế hệ lại với nhau. Mọi lễ nghi của gia đình cũng được thực hiện tại nơi này. Vì lẽ đó mà các tập tục, lễ nghi của người Ê đê vẫn có thể gìn giữ và thể hiện trọn vẹn qua từng năm tháng.

Tin tức liên quan

Xem thêm
Tháng 4
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2025
1950
1951
1952
1953
1954
1955
1956
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034
2035
2036
2037
2038
2039
2040
2041
2042
2043
2044
2045
2046
2047
2048
2049
2050
CNT2T3T4T5T6T7
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1
2
3
00:00
01:00
02:00
03:00
04:00
05:00
06:00
07:00
08:00
09:00
10:00
11:00
12:00
13:00
14:00
15:00
16:00
17:00
18:00
19:00
20:00
21:00
22:00
23:00