Loading...

KHÓM TÂN PHƯỚC – VỊ NGỌT TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN


Tân Phước – nơi vốn được biết đến là cái “rốn phèn, rốn lũ” nay đã dần thay đổi, không còn là một huyện hoang sơ đầy cỏ dại nữa mà đã khoát lên mình một chiếc áo mới. Ngày nay khi nhắc đến Tân Phước, người ta đã không còn nghĩ đến đây từng là một vùng đất phèn, chỉ toàn là cây tràm, cây cỏ, cây bàng,…. Mà người ta chỉ nhớ đến một đặc sản ngọt ngào được sinh ra từ vùng đất ngập phèn, quanh năm cằn cõi…đó chính là trái khóm. Cũng chính vì điểm đặc biệt ấy mà khi đến Tiền Giang du khách không thể nào bỏ qua địa điểm này.

KHÓM TÂN PHƯỚC – VỊ NGỌT TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN

Hành trình bám rễ trên đất phèn chua của cây khóm.

Tân Phước được thành lập vào năm 1994, là một huyện nhỏ thuộc vùng Đồng Tháp Mười, được mệnh danh là vùng trung tâm đất phèn của tỉnh Tiền Giang. Người dân đã di dân vào khai hoang phát triển ngay sau khi huyện được thành lập. Lúc này bà con đã mang một số loại cây giống như: xoài, mít, mận,…vào trồng thử nghiệm. Nhưng do đất bị nhiễm phèn quá nặng, tầng sinh phèn cạn nên các loại cây không thể nào thích ứng và phát triển trên vùng đất này. Chỉ đến khi trồng cây khóm thì người dân mới biết rằng chỉ duy nhất loại cây này mới có thể thích ứng và phát triển tốt trên vùng đất hoang sơ ngập phèn này.

Nghe người dân kể lại rằng đã có biết bao nhiêu loại cây trái theo người dân về vùng đất này nhưng cũng đều không trụ lại nổi vì vị phèn chua. Mọi người đã trồng qua rất nhiều loại cây khác nhau nhưng đều thất bại.

Người dân từ khắp nơi đến khai hoang vùng đất hoang hóa nhiễm phèn này, ban đầu họ thử canh tác lúa, nhưng cây lúa vốn không phù hợp với đất phèn nên cũng không thể nuôi được người dân. Vậy nên bà con chuyển qua trồng cây tràm, cây tràm mặc dù hợp với đất phèn nhưng hiệu quả kinh tế mà cây tràm mang lại không cao. Nhất là bây giờ ây tràm đã không còn thông dụng cho việc xây dựng nữa. Nhưng cây khóm thì lại khác, cây khóm vẫn bám trụ ổn định trên vùng đất phèn chua này.

Người dân khi mới vừa di cư vào vùng đất mới này cũng khai hoang để sản xuất lúa, sau khi bị thiệt hại, thất thu thì người dân rút kinh nghiệm chuyển sang trồng khóm. Tuy nhiên khi đó diện tích trồng khóm chưa có đê bao ngăn lu bảo vệ nên cũng bị thiệt hại toàn bộ.

Đến năm 2002, sau khi nhà nước đầu tư mạng lưới thủy lợi, kinh mương dẫn nước tưới tiêu, cải tạo đất, hoàn thiện đê bao ngăn lũ và khai thác tiềm năng kinh tế của vùng theo hướng “sống chung với lũ” thì người dân bắt tay vào việc tái khởi động chủ trương trồng khóm.

Để có thể trồng khóm thành công, người dân cũng phải kiên trì học hỏi từ các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, xử lý cây để cây ra trái như ý muốn, tránh việc mất mùa, mất giá. Ngoài ra còn học hỏi từ những người nông dân giỏi đi trước. Cộng với “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã giúp người dân thành công trong việc thâm canh cây khóm.

Từ đó, Tân Phước từ một vùng đất hoang sơ, nghèo nàn, ngập trong đất phèn chua đã vương lên trở thành miền đất hứa, giúp không ít người dân nghèo vươn lên khá giả.

Thành quả ngọt ngào.

Trước đây, khi mới thành lập huyện, chỉ có lác đác vài xã như Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh…trồng khóm. Nhưng hiện nay, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên người nông dân đã trồng ra được cây khóm đạt năng suất cao. Từ đó, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện Tân Phước đều có mặt cây khóm và cây khóm được xem như giống cây trồng chủ lực của vùng.

Theo số liệu thống kê được, huyện Tân Phước có khoảng 16.000 hecta đất trồng khóm, đạt sản lượng khoảng 260.000 tấn/ năm và trở thành địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện tích trồng cây khóm.

Tuy là vùng đất phèn khó canh tác,nhưng cây khóm đã có thể bám rễ, cho lá xanh tươi và trái ngọt thanh khiết. Về Tân Phước, đi đâu cũng thấy khóm, ngay cả trong gió cũng phảng phất hương thơm của khóm. Qua cũn đât này nhất định phải thưởng thức một quả khóm chín vàng, ngọt thanh, nó khiến người ta quên đi cái nóng của những ngày nắng cháy.

những điểm du lịch ở tiền giang - Tour Cần Thơ

Kẹo khóm (mứt khóm) – đặc sản của vùng đất Tân Phước.

Chính việc áp dụng khoa học kỹ thuật để cho ra được những trái khóm đạt chất lượng cao nên tại vùng đất Tân Phước này cũng sản xuất ra được một loại đặc sản đó chính là kẹo khóm (hay còn gọi là mứt khóm). Hiện kẹo khóm Tân Phước là một trong những đặc sản nổi tiếng, mang tính chất một làng nghề mới nói của tỉnh Tiền Giang.

Ban đầu vì khóm mất giá, không thể bán được nên người dân đã sáng tạo ra món mứt khóm. Nhưng dần dần mứt khóm chinh phục được khẩu vị của bà con gần xa và trở thành một đặc sản của Tân Phước. Góp phần tạo công ăn, việc làm và gia tăng thu nhập cho bà con trong vùng

Kẹo khóm có vị chua ngọt tự nhiên của khóm, vị thơm béo, bùi của đậu phộng, mè và vị the the của vỏ tắc cộng với gừng. Tất cả đã tạo nên một món ăn vặt hay ăn nhâm nhi uống trà lý tưởng.

Có dịp về Tiền Giang, ghé ngang huyện Tân Phước nhất định bạn phải đến thăm vườn khóm, thưởng thức hương vị của những quả khóm bên ngoài gai góc, bên trong thì ngọt ngào. Hay làm một miếng mứt khóm, nhâm nhi một tách trà. Đừng quên mua kẹo khóm về làm quà cho người thân và bạn bè nhé, đảm bảo ai cũng sẽ thích mê.

Tin tức liên quan

Xem thêm
Các tour liên quan
Xem thêm