Lễ ăn cơm mới "Giày xí mà" của người Phù Lá
Người Phù Lá có phong tục rằng: Vào ngày tổ chức ăn tết cơm mới, một người phụ nữ trong gia đình (thường là người vợ của chủ nhà) sẽ được cử đi cắt lúa mới. Lúc ấy, người vợ sẽ dậy sớm hơn thường ngày, diện một bộ quần áo mới và bắt đầu di chuyển đi ra nương một cách âm thầm, lặng lẽ để cắt lúa. Họ kiêng để cho những người khác biết và đặc biệt là khi trên đường đi, họ cũng rất kiêng gặp những người cùng. Nếu trên đường có thấy ai thì họ thường sẽ phải tránh do đây không chỉ đơn giản là công việc cắt lúa mang về nhà mà đây còn là nghi thức đón hồn lúa về nhà, bí mật là điều luôn gắn với mọi công việc. Lúc cắt, mặt lúa phải hướng về phía đông nhằm thể hiện nên ý nghĩa của sự sinh sôi và nảy nở.
Sáng hôm sau mới là lúc họ đi mang những bó lúa mới cấy giã thành gạo nấu cơm mới để cúng cho ông bà, tổ tiên. Nhưng trước khi đồ cơm hoặc xôi, phải có sự xuất hiện của một bắp chuối rừng, một quả cà dại và một ít cát. Vào ngày ăn tết cơm mới, tất cả những thóc gạo cũ của mọi gia đình sẽ đều được cất đi, bắt đầu dọn dẹp nhà cửa nhằm mong muốn đón hồn lúa mới trở về. Khi gạo được đồ chín và bỏ ra các sàng lót lá chuối bên dưới thì cũng là lúc nghi lễ thờ cúng được chuẩn bị xong.
Thành quả của một năm lao động được thể hiện toàn bộ trên mâm cơm dâng cúng. Người dân sẽ bắt đầu vận chuyển những bông lúa chín về nhà và tiến hành làm lễ tạ ơn ông bà tổ tiên và làm mâm lễ cúng. Xôi làm từ gạo mới, gà luộc, chén rượu, nén hương là những thứ có trong lễ vật dâng cúng.
Mâm lễ cúng ở một số thôn bản người Phù Lá tại Sa Pa và Bảo Thắng sẽ được chuẩn bị một cách rất kỹ càng với các vật phẩm cầu kỳ gồm cá khô hoặc tươi, một vài con chuột sấy khô, chim, cá ủ chua, ớt và bốn đôi đũa. Sau đó, tất cả sẽ được bày lên bàn thờ trên chiếc mâm mây bởi chủ nhà. Tiếp đến, chủ nhà sẽ ngồi khoanh chân lại để làm lễ cúng. Thành cúng cũng có thể được mời để hành lễ ở một số gia đình, ngồi trước bàn thờ trên một chiếc ghế nhỏ lẩm bẩm khấn.
Gia đình sẽ chia mâm cúng thành hai mâm sau khi cúng xong: Một mâm cho đàn ông và một mâm cho đàn bà. Mâm của đàn ông thì được để trước bàn thờ dành cho việc mời chủ nhà, thầy cúng và khách. Còn mâm đàn bà lại được đặt trên lá chuối ở phía trong mâm đàn ông. Khi những người đàn ông trong gia đình và thầy cúng dùng xong rượu, người vợ sẽ đem một nắm cơm và một miếng thịt được gói lá chuối rừng đến cho mỗi người . Sau khi nhấp môi ba lần chén rượu, những người đàn ông mới được ăn cơm.
Những người biết hát, biết múa hay thổi sáo sẽ bắt đầu thể hiện tài năng của mình trong bữa cơm. Đặc biệt là lúc khuya, khi đã ngấm rượu, chất men càng làm cho mọi người trở nên thăng hoa hơn, họ tổ chức các cuộc thi qua những điệu nhạc, bài hát, con gái con gái nắm tay nhau xòe quanh bếp lửa và cùng nhau nâng chung chén rượu tình, mong cho gia đình ấm êm, cây trồng bội thu, tốt tươi, xanh mướt,...
Đến tận bây giờ, lễ cơm mới “Giày xí mà" của người Phù Lá vẫn còn được duy trì và tiếp tục bảo tồn cho đến mai sau, thể hiện lên một nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng mang đậm nét truyền thống của họ nói riêng cũng như các dân tộc vùng cao Tây Bắc nói chung.