Nghề đươn đệm cỏ bàng - Linh hồn của làng nghề đan lát
Xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành được xem là chiếc nôi của nghề, không ai nhớ rõ nghề có từ bao giờ và trở thành nghiệp cha truyền con nối từ khi nào, chỉ biết nghề gắn bó với cư dân địa phương đã hàng trăm năm với sản phẩm đặc trưng là chiếc nón bàng. Sau này, nón bàng được kết hợp với lá buông tạo nên màu sắc xen kẽ cho sản phẩm, từ đó mà có tên gọi “nón bàng buông”. Về Thân Cửu Nghề, không khó để bắt gặp hình ảnh những cụ già đã bước qua rồi cái tuổi “thất thập cổ lai hy” mà vẫn cặm cụi bên từng chiếc nón và sẵn lòng kể chuyện nghề cho khách phương xa.
Như câu nói vui của người Thân Cửu Nghĩa là “biết nghề từ khi còn trong bụng mẹ”, dân đương bàng buông cho rằng, với họ nghề đã thấm vào trong máu thịt, coi như truyền đời. Tuy không mang lại sự giàu có, nhưng với những người con làng đương, đây là công việc không thể thiếu!
Nghề đương bàng buông có nguồn gốc đầu tiên cũng chính từ nơi đây - Xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên nghề nối nghề, dần già thì nghề được lan truyền ra nhiều xã ở địa phương này hơn. Nhưng nếu như đã nhắc đến những chiếc nón bàng buông kì công thì phải nhắc đến một nơi khác cùng phát triển nghề không kém, đó là xã Tân Lý Tây. Trong năm, làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Tây cũng đã gần trăm tuổi, dân Tân Lý Tây cho biết, vào thời cực thịnh của nghề, đi đâu cũng thấy lá buông lá bàng, nón trần phơi dọc các tuyến đường trong xã. Cũng như Thân Cửu Nghĩa, sản phẩm chủ lực của Tân Lý Tây là nón đan kết hợp lá bàng lá buông, tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, người Tân Lý Tây đã có những cải tiến sáng tạo hơn về hình dáng và màu sắc cho sản phẩm nón truyền thống ban đầu. Hiện nay nghề đương bàng buông tuy không còn hưng thịnh do nguồn nguyên liệu không còn ổn định và lao động trẻ đang ngày một ít dần nhưng thị trường vẫn còn và ý tưởng phát triển nghề xuất phát từ những người tâm huyết đang dần nhen nhóm.
đương bàng buông là nghề không kém tuổi, vì vậy lao động nhàn rỗi ở địa phương quanh năm luôn có được việc làm ổn định. Hình ảnh các cụ cao niên cặm cụi làm nghề đã tiếp thêm động lực và niềm tin cho làng nghề đan đát trên mảnh đất này. Hình ảnh ấy không chỉ tiếp thêm lửa cho các thế hệ mai sau mà đó còn là ngòi bút đa sắc họa nên nét đẹp tinh tươm cho nghề.
Trước tình hình khó khăn chung của nghề đan lát truyền thống, người làm nghề đã không ngừng mày mò nghiên cứu để cải tiến và thiết kế, cho ra đời các sản phẩm mới lạ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tại các khu du lịch và trên thị trường xuất khẩu, sản phẩm bàng buông ngày càng được ưa chuộng.
Công việc đan đát bàng buông tuy nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ, sản phẩm làm ra dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi sự chắc chắn trong từng đường đan. Bên cạnh đó, làm thế nào để tạo ra sản phẩm mới lạ, tinh tế mà vẫn giữ được cái hồn chân chất của đồng quê, đó mới là nét mới và đặc biệt của nghề đan lát bàng buông ngày hôm nay! Với người làm nghề đương đác, đây không đơn thuần là nghề kiếm sống, đương đát còn tựa hơi thở đặc trưng cho cuộc sống nơi làng quê. Mê nghề truyền thống từ thuở nhỏ, ngày nay nghề còn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống đối với những người dân nơi đây. Giữ nghề đương bàng buông, truyền nghề cho những thế hệ mai sau, người làng đan đát đang gợi lên những kỉ niệm, những niềm vui trong ký ức về một sống thanh bình, giản dị và ấm êm...