Loading...
 

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH VŨNG THƠM VÀ ĐẶC SẢN BÁNH PÍA VŨNG THƠM


Vũng Thơm là tên gọi của vùng đất trải dài suốt dãy giồng cát từ ngã ba An Trạch và bao trọn hai xã Phú Tân, Phú Tâm của huyện Châu Thành. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer là Kompong Thum, có nghĩa là cái “cảng lớn”. Ai có ngờ rằng vùng đất giồng cát này ngày xưa từng là một cái cảng lớn. Nhưng chuyện “thương hải hóa tang điền” trước nay cũng không phải chuyện hiếm gặp.

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH VŨNG THƠM VÀ ĐẶC SẢN BÁNH PÍA VŨNG THƠM

Nguồn gốc tên gọi Vũng Thơm.

Theo truyền thuyết kể lại rằng, thuở xa xưa, Vũng Thơm là một doi đất nho ra bể. Mỗi khi thủy triểu rút, các ghe thuyền phải dừng lại đó đợi thủy triều lên lại nếu không muốn đi đường vòng. Do thuyền bè tập trung lại một đông đúc nên nơi đây có tên gọi là Kompong Thom (nghĩa là bến lớn, cảng lớn). Một đêm khuya nọ, có một thuyền buôn đến Vũng Thơm thì đúng lúc thủy triều rút. Thông thường, như bao thuyền khác thì sẽ phải cắm thuyền lại chờ thủy triều lên mới có thể qua được. Nhưng chủ thuyền vốn là người biết chút pháp thuật, ông căn dặn tất cả mọi người đi ngủ và đặc biệt dặn dò nếu có nghe, thấy gì lạ cũng không được lên tiếng, để ông làm phép cho thuyền băng qua doi đất. Đến quá khuya, trong khi thuyền đang bay qua doi đất, có một người đầu bếp do tối qua mải lo dọn dẹp không nghe lời căn dặn của chủ thuyền, ông bị đánh thức bởi tiếng gà gáy, trở mình dậy, lấy gàu ra thành thuyền định múc nước rửa mặt và chuẩn bị đồ ăn sáng. Nhưng khi thả gàu xuống thì không đụng nước mà lại đụng phải vào đất, vướng vào cây cỏ, người đầu bếp hoảng sợ la toáng lên. Thế là phép mất thiêng, khựng lại và thuyền rơi xuống vỡ tan,…. hàng hóa và vật dụng trên thuyền rơi tứ tán. Chiếc cồng vàng 8 núm chìm tại nơi đây, ngày nay mỗi năm người dân nơi đây đều tổ chức hội Thac kôn. Một chiếc lu đồng trôi xa hơn về phía Sóc Vồ, mà nơi đây ngày nay người dân đã xây nên “Chùa lu đồng”. Một tượng Phật thì rơi trước khi chiếc thuyền chìm nên ở trên dấu tích của chiếc thuyền chìm. Tại đó, hiện nay bà con trong Sóc đã dựng một sala cùng một ngôi miếu nhỏ để ghi nhớ tích xưa.

Quá trình hình thành vùng đất Vũng Thơm tương ứng với hiện tượng biển lùi. Về tục danh Vũng Thơm, thì người Tiều gọi là Pùng Thòom, là phiên âm từ tiếng Khmer (Kongpong Thom), âm Hán tự là Bồng Đàn thị. Theo cách giải thích của người Tiều, chứ “bồng” có thể hiểu là chữ “phùng” trong tương phùng. Chữ “đàn” là đầm, đã bị đổi từ chữ “đàm” trong từ đàm thoại (trong tiếng Hán, chữ đàn và chữ đàm đông âm). Vậy, Bồng đàn được hiểu như là tương phùng đàm thoại (gặp nhau trò chuyện). Các ký tự này được lấy từ căn cứ từ chiếc chuông đồng đánh dấu thời điểm lập miếu Thiên Hậu ở Vũng Thơm.

Những người đầu tiên đặt chân đến Vũng Thơm.

Theo các tài liệu được ghi chép lại thì người Hoa là người định cư ở Sóc Trăng sớm nhất, khoảng thế kỷ XVII. Tài liệu có đề cập thêm rằng, những người di cư ban đầu có thể năm trong nhóm phản Thanh phục Minh thời Dương Ngạn Địch, Trần Thường Xuyên,…. Tuy nhiên đó vẫn là sự suy đoán, còn quá trình di cư của người Hoa đã diễn ra trong suốt một quá trình dài. Kết quả của sự di cư ấy là ngày nay đã tạo nên một vùng đất đa dạng về dân cư, phong hóa,…

Riêng vùng đất Vũng Thơm, theo ký ức của hậu duệ người Hoa, mà chủ yếu là người Triều Châu thì “tổ tiên” của họ đã tới đây định cư được hơn 100 năm. Tại miếu Thiên Hậu hiện nay vẫn còn lưu giữ chiếc chuông ghi ngày dựng miếu: Bồng Đàm pha – Quang Tự ất mùi niên, đoan nguyệt cốc nhật lập, có nghĩa là: Dốc Bồng Đàm, năm Kỷ Mùi niên hiệu Quang Tự, lập vào ngày lành đầu tháng 5. Chiếc chuông này được người di cư chở qua từ Trung Quốc. Nó chỉ ra thời điểm lập ngôi miếu Thiên Hậu vào năm 1895, tức cách đây hơn 100 năm, khớp với ý niệm của người Triều Châu về thời điểm tổ tiên định cư.

Bánh pía Vũng Thơm.

Người Triều Châu ở Vũng Thơm chủ yếu là hoạt động thương mại. Họ sở hữu trong tay nhiều cửa hàng kiêm sản xuất, cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm, bánh kẹo, mứt, trái cây,…đặc biệt là bánh. Địa danh Vũng Thơm nhờ đó mà nổi tiếng với công nghệ sản xuất bánh của người Triều Châu, đặc biệt là bánh pía.

Tương truyền, bánh pía xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỉ 17, theo chân những người Hán đến phương Nam, những chiếc bánh này khi ấy là lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày tháng cơ cực. Sau khi đến phương Nam và ổn định, họ bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh. Dần dần món bánh này được cải biến cho hợp với khẩu vị của người Việt. Họ tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào của vùng đất này và dần dần phát triển thành nhiều làng nghề lớn như hiện nay.

Lò bánh Công Lập Thành của ông Âu Minh Xương (là một trong những ông tổ của làng nghề làm bánh pía) được xem là lò bánh đầu tiên ở vùng đất Vũng Thơm. Sau thấy, khi Công Lập Thành đã làm ăn phát đạt, nhiều lò bánh khác cũng xuất hiện theo như: Tân Hưng, Thuận Thành, Mỹ Hiệp Thành,….

Hiện tại, Sóc Trăng có hơn 50 lò chuyên sản xuất bánh pía với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, số lò bánh pía và các cửa hàng bán bánh pía tập trung nhiều ở vùng thị tứ Vũng Thơm, nơi được xem là cái nôi của nghề làm bánh pía.

Nghề làm bánh pía đã gắn liền với đặc trưng văn hóa ở vùng đất Sóc Trăng. Bánh pía là lễ vật dâng lên cúng, là qua tặng trong các dịp lễ, Tết,… nó góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của người dân. Nghề làm bánh pía còn mang đến nhiều giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân lao động tại địa phương. Từ những lợi ích kinh tế của nghề, cộng đồng đã từng bước xây dững làng nghề sản xuất mang tính chuyên nghiệp, sản phẩm làm ra ngày càng sắc xảo, mang tính đặc trưng riêng của vùng đất Sóc Trăng.

Với nhiều giá trị tiêu biểu nêu trên, nghề làm bánh pía đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2728/QĐ-BVHTTDL ngày 30/09/2020.

Tin tức liên quan

Xem thêm
Tháng 4
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2025
1950
1951
1952
1953
1954
1955
1956
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034
2035
2036
2037
2038
2039
2040
2041
2042
2043
2044
2045
2046
2047
2048
2049
2050
CNT2T3T4T5T6T7
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1
2
3
00:00
01:00
02:00
03:00
04:00
05:00
06:00
07:00
08:00
09:00
10:00
11:00
12:00
13:00
14:00
15:00
16:00
17:00
18:00
19:00
20:00
21:00
22:00
23:00