Loading...
Thông tin du lịch
Lễ hội Mùa măng mọc của người Khơ Mú
Người Khơ Mú còn có tên gọi khác Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu,… Nền văn hóa của họ độc đáo bởi những làn điệu dân ca, dân vũ phong phú, say đắm lòng người. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã ngờ rằng một số làn điệu dân ca, dân vũ của người Khơ Mú là nguồn gốc của những bài hát, điệu múa phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Người Khơ Mú có nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ cúng bản đầu năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe; lễ cơm mới để tạ ơn thần nước và tổ tiên sau khi thu xong mùa vụ; trong đó, đặc sắc và độc đáo đến phải kể đến lễ hội mừng mùa măng mọc “Om đin om đang”.
Lễ hội Then Kin Pang – Linh hồn của người dân tộc Thái Trắng
Mỗi năm qua đi, cứ mỗi dịp ngày 10 tháng 3 đến là bà con người Thái Trắng, huyện Phong Thổ nói riêng và bà con Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung lại cùng hội tụ về xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ để cùng tham dự Lễ hội Then Kin Pang – Lễ hội được ví như linh hồn của người Thái trắng nơi đây.
Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ góc nhìn văn hóa dân tộc Thái
Lễ hội Hoa Ban Điện Biên được lần đầu tổ chức vào năm 2014. Cho đến nay, qua 8 mùa hoa Ban nở cũng như 6 lần tổ chức, Lễ hội Hoa Ban Điện Biên đã trở thành 1 sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên.
Lễ hội đền Hoàng Công Chất
Bắt nguồn từ tục thờ cúng, tôn vinh các người anh hùng, các vị tướng lĩnh đã góp những công sức cực kỳ to lớn trong công cuộc giải phóng Mường Thanh và đặc biệt là thờ cúng Hoàng Công Chất, lễ hội với cùng cái tên của ông – lễ hội đền Hoàng Công Chất đã ra đời.