Lễ hội đền Hoàng Công Chất
Xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường, Hoàng Công Chất lớn lên và phát triển song song với biết bao cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở khắp mọi nơi đồng thời đương đầu chống lại triều đình Lê – Trịnh. Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư, sinh năm 1706 tại làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, Sơn Nam Hạ (nay là Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông được mệnh danh là người anh hùng đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa ở những năm cuối thế kỉ 18.
Năm 1739, Hoàng Công Chất đã phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam vào năm 1739, tạo nên một mối nguy ngại không kém phần khó khăn với triều đình nhà Lê - Trịnh. Vào năm 1748, ông lui tạm ẩn náu ở một vùng thượng du Thanh Hóa bởi vì lực lượng có sự chênh lệch quá lớn, sau đó, ông chuyển sang hoạt động ở vùng thượng Lào. Cùng lúc đó, Hoàng Công Chất đã có một lần kết hợp nghĩa quân cùng với hai lãnh đạo Mường Thanh là Lò Văn Ngải và Lò Văn Khanh để chống lại giặc Phẻ - Một tộc người nhóm Tày – Thái ở Thượng Lào. Kết quả ông đã mang lại được một cuộc sống bình yên và no ấm cho người dân Mường Thanh.
Sau sự ăn mừng từ một chiến thắng vẻ vang ấy, vào năm 1758, Hoàng Công Chất đứng lên lãnh đạo nhân dân, thúc đẩy, khuyến khích họ tăng gia sản xuất ổn định, xây dựng lực lượng vững mạnh vào tạo nên thành Bản Phủ. Đồng thời Mường Thanh cũng trở thành trung tâm văn hóa và chính trị vùng Tây Bắc do sự đẩy mạnh hoạt động ở khắp 10 châu phủ An Tây của nghĩa quân và quyền kiền soát đất đai ở nơi này cũng được giành lấy toàn bộ. Từ đó, Hoàng Công Chất trở thành một người hùng có công lao to lớn với sự truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Ông không chỉ là sợi dây buộc chặt tình đoàn kết cộng đồng của các dân tộc mà còn là đức Thánh của lòng dân.
Ngày 25 tháng Hai năm 1767, Hoàng Công Chất qua đời, người dân Mường Thanh đã lập đền thờ ông cùng với 6 vị tướng lĩnh trong khu vực thành Bản Phủ. Vào ngày 5 tháng 5 hằng năm, hay còn gọi là ngày chiến thắng giặc Phẻ, đồng bào các dân tộc cùng nhau tổ chức lễ hội tại đền, cúng “Then Chất” và 6 vị tướng lĩnh. Như một trong những người sáng lập ra bản Mường cùng với Lạng Chượng, Khun Mứn…, người Thái cũng tôn thờ Hoàng Công Chất. Sau này, lễ hội bắt đầu tổ chức vào ngày 24 – 28 tháng Hai, ngày chính hội là ngày 25 để có thể phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào Thái và đồng thời cũng cùng với thời điểm tổ chức lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái ở Mường Thanh. Trong những năm gần đây, lễ hội đền Hoàng Công Chất được tổ chức hằng năm với hai quy mô: quy mô cấp huyện với năm chẵn, đồng thời cũng là một trong những hoạt động chào mừng ngày lễ lớn của tỉnh Điện Biên và quy mô cấp xã với năm lẻ.
Người dân sẽ bắt đầu thực hiện công đoạn chuẩn bị lễ vật dâng cúng vào thời điểm trước lễ hội, đội nữ tế quan, đội trống tập luyện cúng tế, bà con dọn dẹp khu vực tổ chức lễ hội, người trông coi đền làm lễ bao sái (tắm tượng).
Được diễn ra trong không gian của thành Bản Phủ và đền Hoàng Công Chất, nghi lễ báo cáo bắt đầu được thực hiện bởi người trông coi đền, mời các vị thần linh, ông Hoàng Công Chất cùng các vị tướng lĩnh, nghĩa quân về hưởng lễ, nguyện xin sự phù hộ từ các ngài để buổi lễ được diễn ra một cách thành công.
Lễ rước kiệu được bà con tổ chức vào sáng ngày 24, bắt đầu từ cổng trường THPT xã Noong Hẹt, qua chợ Bản Phủ, các khu dân cư và tập kết tại thành Bản Phủ. Có một người phụ nữ Thái rước cờ hội dẫn đầu đoàn, tiếp theo là người đánh trống hội, đội múa rồng, 16 thanh niên với màu áo nâu, thắt lưng vàng, trên đầu là nón lá cùng với gươm giáo, tượng trưng cho sự xuất hiện của nghĩa quân. Tại đền Hoàng Công Chất, 16 thanh niên ấy sẽ có màng tái hiện hình ảnh múa gươm, giáo dẹp giặc của nghĩa quân thời ấy, sau đó là đến màn múa rồng và sự diễn ra một cách trang nghiêm của nghi lễ đọc chúc giỗ. Ngoài ra, cũng còn có 2 phụ nữ mặc áo dài đội mâm lễ với kiệu rước linh vị cùng sự xuất hiện của hầu hết đông đảo nhân đâ đến từ các dân tộc trong trang phục truyền thống tham gia lễ hội.
Các hoạt động vui chơi cũng được diễn ra song song với nghi, thu hút đông đảo người tham gia như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, hát dân ca, múa xòe.
Là chất xúc tác cho sự đoàn kết của các dân tộc, là thời điểm mọi người dân nơi Tây Bắc có cơ hội cùng nhau ôn lại một truyền thống đánh giặc oai dũng của những người anh hùng chính nghĩa, của cha ông với biết bao công sức đã bỏ ra, là ngọn lửa rực cháy với sự hun đúc của một lòng yêu nước bao la, vĩ đại, Lễ hội đền Hoàng Công đã gửi gắm đi biết bao những ước mơ và khát vọng về một cuộc sống thái bình, yên vui và thịnh vượng, mang đậm nét tín ngưỡng thờ cúng Ông theo phong tục Thái (cúng chẩu mường trong xên Mường Thanh) và nghi lễ thờ thần thành hoàng làng.
Với những giá trị đặc biệt đó, theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/6/2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa lễ hội đền Hoàng Công Chất vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.