Loading...

HOÀI NIỆM CHUYỆN CÁI LU, CÁI KIỆU BÊN HIÊN NHÀ CỦA NGƯỜI MIỀN TÂY


Khung cảnh đặc biệt mà khi về miền Tây sông nước chúng ta sẽ được thấy đó là những hàng lu, kiệu nằm ở bên hiên nhà. Điều đặc biệt ở đây đó là không chỉ 1-2 gia đình sở hữu những hàng lu như vậy mà gần như toàn bộ các hộ gia đình đều có. Những cái lu, cái kiệu từ xa xưa đã trở thành 1 trong những vật dụng quan trọng nhất của 1 gia đình.

HOÀI NIỆM CHUYỆN CÁI LU, CÁI KIỆU BÊN HIÊN NHÀ CỦA NGƯỜI MIỀN TÂY

Những cái lu và cái kiệu thường được đặt trước hiên nhà, sau mái nhà, bên cạnh bếp, cạnh những dòng sông,… đó là những vị trí đặt cho những cái lu, cái kiệu chuyên dùng để chứa nước. Người miền Tây sẽ lấy nước sông cho vào lu rồi sau đó đem đi “long phèn” để cho nước trong rồi sử dụng làm nước sinh hoạt hằng ngày. Còn những hàng lu, kiệu bên hiên nhà sẽ có công dụng hứng nước mưa dùng để uống, vì vậy mà hàng lu, kiệu này thường được che chắn rất là cẩn thận. Nhờ vào cách thức này mà từ xưa tới nay khi vào mùa nước cạn hay những năm mà nước mặn xâm nhập nhiều thì người dân miền Tây vẫn có nước để sử dụng. Ngoài dùng để được nước thì tùy vào kích cỡ mà người ta dùng lu và kiệu còn có thể chứa đựng nhiều loại vật phẩm khác nhau như là: gạo, đậu, mè hoặc là dùng để ủ mắm. Những hàng lu, hàng kiệu được xem như là tài sản quan trọng của 1 gia đình.

Hầu hết các cái lu và kiệu ở miền Tây đều được sản xuất bằng cách nung đất sét ở nhiệt độ cao và có tuổi thọ lên tới hằng chục năm. Theo phong tục xưa của 1 số vùng thì khi dựng vợ gả chồng cho con cái của mình thì cha mẹ sẽ tặng cho gia đình trẻ 1 cặp lu còn những gia đình khá giả hơn thì sẽ tặng 1 cặp kiệu. Khi xưa chúng ta có thể nhận biết được kinh tế của 1 gia đình chúng ta thông qua việc quan sát những hàng lu, hàng kiệu của gia đình đó là sẽ biết ngay.

Khi ta hỏi những người dân sinh sống tại miền Tây rằng tại sao lại gọi là cái lu và cái kiệu thì có lẽ cũng không ai có câu trả lời chính xác được. Mọi người đều nói rằng không biết từ bao giờ mà người miền Tây đã dùng tên gọi ấy. Người ta chỉ biết được cách phân biệt đâu là cái lu và đâu là cái kiệu theo sự chỉ dạy của những người lớn trong gia đình.

Cái lu có hình dạng to tròn, mập mạp cùng với vẻ ngoài là màu xi măng xám xịt. Còn kiệu sẽ có dáng cao ráo hơn, bên ngoài là lớp màu vàng cùng với hoa văn trang trí đẹp mắt. Khi nhìn vào chúng ta sẽ thấy kiệu có dáng vẻ sang trọng hơn so với lu, vì vậy mà người miền Tây ngày nay thường thích dùng kiệu để bên hiên nhà hơn.

Mặc dù miền Tây là nơi sử dụng lu và kiệu nhiều nhất nhưng từ xưa tới nay thì các cái lu và kiệu đều được sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ. Những cái lu, cái kiệu sau khi được sản xuất rồi sẽ xuôi theo dòng sông trên các con thuyền, ghe về đồng bằng sông Cửu Long để bán cho người dân nơi đây sử dụng. Nghề buôn bán lu, kiệu cũng được nhận xét là 1 nghề có thu nhập cao đối với người dân nơi đây. Thời gian mà lượng lu và kiệu tiêu thụ mạnh là từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch. Giá thành của mỗi cái lu, kiệu hiện nay trên thị trường đang giao động từ 500.000đ đến 550.000đ và mỗi cơ sở buôn bán lu, kiệu có thể bán được khoảng 6.000 cái trong 1 năm.

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, hệ thống điện và nước đã được phổ biến rộng rãi tới toàn bộ người dân. Hệ thống cung cấp nước máy đã giúp cho cuộc sống của người dân miền Tây dễ dàng hơn, không còn khung cảnh gánh nước từ sông vào lu rồi “long nước” để có nước sinh hoạt như ngày xưa. Mặc dù ngày nay đã có những vật dụng chứa nước rẻ hơn như các lu bằng nhựa hay cao cấp hơn là inox nhưng người dân miền Tây vẫn còn duy trì nếp văn hóa xưa của tổ tiên, vẫn dùng những hàng lu, hàng kiệu bằng sành bên hiên nhà.

Mỗi khi có dịp đi về miền Tây và bắt gặp được hình ảnh hàng lu nằm lặng lẽ bên hiên nhà, trong long chúng ta chắc hẳn sẽ cảm nhận được 1 khung cảnh yên bình hiện ra trước mắt. Cuộc sống của người miền Tây cũng giống như vậy đó là 1 cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng tại vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ. 

Tin tức liên quan

Xem thêm
Các tour liên quan
Xem thêm