Loading...

VỀ MIỀN TÂY THƯỞNG THỨC CÀ NA MÙA NƯỚC NỔI


Ở miền Tây tới mùa nước nổi không chỉ mang lại nguồn cá tôm dồi dào mà còn có những loại trái cây mang tính đặc trưng của miền quê. Trong số đó có một loại quả đong đầy những ký ức tuổi thơ về mùa nước nổi, chính là…trái cà na - Một thức quả mộc mạc, bình dị được thiên nhiên ban tặng.

VỀ MIỀN TÂY THƯỞNG THỨC CÀ NA MÙA NƯỚC NỔI

Cây cà na tuy quen mà lạ, quen vì ai cũng đã từng ăn qua trái cà na, lạ vì đã mấy ai được nhìn thấy cây cà na.

Cà na không có quanh năm mà có theo mùa. Hễ ai đến Miền Tây và hỏi rẳng: “ Mùa cà na bắt đầu từ lúc nào?” thì sẽ được nghe câu dân gian quen thuộc là “Mùa nước nổi tràn đồng – bông điên điển nở vàng, cây cà na kết trái…”. Mùa ca na hay còn gọi là mùa trám xanh, bắt đầu vào khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm.

Người dân miền TNgười ta bảo rằng cà na yêu con nước nổi, nên đến mùa nước nổi mới trĩu quả. Cũng có người cho rằng cà na yêu bọn trẻ con nên đến mùa khai giảng mới chịu chín rộ. Mùa cà na đến, lũ trẻ miền sông nước lúc nào cũng có trong túi vài trái cà na.

Cà na có nhiều ở miền Tây nhưng nhiều nhất là các tỉnh như Cần Thơ, An Giang,…đặc biệt là Đồng Tháp. Xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp được xem là thủ phủ của cà na. Những cây cà na mọc sum xuê ven các con sông, rợp bóng. Rễ cây cà na thường bám chặt vào nhau thành chum nên giữ đất và chắn sóng rất tốt.

Bông cà na khi nở màu trắng rất xinh đẹp. Mỗi khi mùa nước nổi về, cà na bắt đầu trĩ quả. Trái cà na căng tròn, hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay, trái non có màu xanh rất mát mắt, đến lúc chín sẽ ngã màu vàng nhạt, có vị chua chát hấp dẫn.

Cà na là gì? Công dụng của trái cà na? 7 bài thuốc từ trái cà na

Hái cà na đúng cách thì dùng sào dài, có lưới để đựng, mà tốt nhất là có thêm người đứng hứng. vào mùa nước nổi phải dùng xuồng bơi đi hái và vớt. Nhưng lũ trẻ thì không đủ kiên nhẫn nên cứ leo lên cây mà rung, mà lắc, những trái cà na già sẽ rụng như mưa, bọn trẻ phải nhanh tay hớt cho vào túi áo, túi nilong,…. Chấm muối ớt ăn sống tại chổ hay mang về chế biến là còn tùy khẩu vị và sở thích. Đối với những ai thích vị chua, chát nhẹ thì cà na sống chấm với muối ớt đâm luôn là sự lưa chọn đươc ưu tiên hàng đầu. Cà na chỉ cần đập dập nhe rồi chấm cùng muối ớt, vị chua, chát của cà na cùng vị mằn mặn, the the của muối ớt cũng đủ làm người ta mê mẫn. Ngoài ăn sống thì cà na còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ai mà chịu khó thì có thể đập dập hoặc xẻ ra ngâm muối ướt, ngào đường, ngâm nước mắm, làm mứt hay làm dưa,… 

Trước khi chế biến, trái cà na sẽ được rửa sạch, để ráo nước. Dùng dao nhỏ cắt bỏ cuống, rạch vài đường dọc trái cà na (có thể đập dập) để khi trộn gia vị sẽ thấm sâu vào trái cà na hơn. Tùy vào người trộn muốn làm món thì mà pha trộn gia vị phù hợp, sau đó cho vào hũ, hai ngày sau là có thể ăn được. Còn món cà na ngào đường thì sẽ chọn những trái ngon nhất, to nhất, sơ chế sạch sau đó sên với lửa rêu rêu để đường không bị khét, sau khi cà ca ngấm đường và tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt là được.

Về Miền Tây nhớ ăn trái cà na - Món ngon Miền Tây

Mùa nước nổi ở các miệt như Đồng Tháp thì chợ nào cũng có bán cà na, như một đặc sản của mùa nước nổi. Cà na ở chợ bán khá rẻ, chỉ khoảng 20 đến 30 ngàn đồng một kí, chủ yếu là công hái và vận chuyển chứ người ta bảo rằng cà na trên cây là của trời ban cho mọi người, ai hái cũng được, không cần tốn tiền. Nhưng hiện nay cà na đã được người dân gieo trồng nhiều hơn, nhưng nhìn chung giá thành vẫn không hề thay đổi.

Tại các điểm tham quan du lịch mùa nước nổi, đâu đâu du khách cũng được mời gọi mua cà na. Người ta nói vui là vị của trái cà na nó lạ quắc là quơ, không giống bất kì một loại trái cây nào khác. Ai không quen sẽ không ăn được, mà ai đã ăn được rồi là sẽ nghiện và nhớ mãi hương vị.

Loại trái dân dã này còn được mọi người yêu quý và truyền tụng với nhau qua những câu ca dao như:

“Xứ đâu là xứ quê mùa

Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na.”

Tuy đơn giản, mộc mạc, gần gũi nhưng những mùa cà na đi qua đều để lại hương vị rất chân chất, nhất là đối với những người đã sinh ra, sống và lớn lên bên cạnh những cây cà na. Tuy không cầu kỳ về hình thức, hương vị cũng chẳng phải loại sang trọng nhưng cà na từ lâu đã trở thành món ăn quê nhà gây được ấn tượng mạnh đối với du khách đến miền Tây. Một khi đã đến miền Tây mùa nước nổi thì nhất định du khách phải mua cà na về làm quà cho người thân và bạn bè.

Tin tức liên quan

Xem thêm
Các tour liên quan
Xem thêm