Loading...

Vùng đất phương Nam – Thời khai phá


“Hò ơ… Ai về đất mẹ quê tôi Còn nghe hương lúa dạt dào tình quê…” Đất phương nam – vùng đất nặng phù sa của chín nhánh sông Cửu Long, bồi đắp nên những nhà vườn, cây trái xum xuê, những cánh đồng lúa vàng trù phú, yên vui và nguồn tôm cá dạt dào trên mặt sông đồng bằng châu thổ, nơi thấm đẫm huyền thoại 300 năm khấn hoang mở đất và những người anh hùng đánh giặc giữ nước hiên ngang, cùng những người dân hồn hậu, chất phát, trọng nghĩa khinh tài, làm nên một truyền thống văn hóa văn minh sông nước mang đậm hương sắc đất và người phương Nam.

Vùng đất phương Nam – Thời khai phá

Chín đời chúa Nguyễn trước khi vươn dài quyền lực đến Nam Bộ đã có một quá trình lập quốc đầy gian nan, trắc trở trên vùng đất miền Trung khắc nghiệt. Học giả Li Tana khi nghiên cứu về xứ Đàng trong đã viết: “Chính quyền nhà Nguyễn cai trị vùng đất từng thuộc Champa, một vương quốc Ấn hoá có những truyền thống khác hẳn so với người Việt. Tuy nhiên, chính quyền nhà Nguyễn đã không chỉ tồn tại, đánh bại bảy chiến dịch của họ Trịnh, mà còn lần hồi đẩy biên giới vào sâu phía nam, kiểm soát ba phần năm phần lãnh thổ tạo thành nước Việt Nam ngày nay chỉ trong khoảng thời gian 200 năm”. Sự hình thành Đàng trong là một thay đổi có ý nghĩa sâu sắc và căn bản trong lịch sử Việt Nam, nó không chỉ chấm dứt cuộc chiến tranh triền miên giữa người Việt và người Chiêm Thành kéo dài hàng thiên niên kỷ mà còn tạo ra động lực cho quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam của dân tộc. Với chính sách ngoại thương cởi mở và quá trình địa phương hóa, tiếp thu hội nhập những yếu tố tích cực của các tộc người bản địa, xứ Đàng trong của các chúa Nguyễn chỉ trong vòng ít thập niên đã trở nên giàu có và hùng mạnh. Miền Trung từ đó trở thành điểm tựa, thành nơi tuyển chọn nhân tài và vật lực cho cuộc khẩn hoang lịch sử ở trời Nam.

Năm 1674, sau cuộc Bình Định xứ Mô Xoài – Bà Rịa của tướng Nguyễn Dương Lâm, quân Chân Lạp không còn nuôi mộng chiếm lại đất mà vua nước ấy đã nhượng cho chính quyền Đàng trong trước đó. Từ đây, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho thiết lập một khu dinh điện để binh lính đồn trú bảo vệ vùng đất mới, đồng thời tham gia khai khẩn đất đai sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc khuyến khích dân di cư đến làm ăn sinh sống, chúa Nguyễn cũng tổ chức chiêu mộ những người dân có vật lực để nam tiến khẩn hoang, mở rộng đất đai ở Nam Bộ. Tổng hợp từ đất Gia Định xưa thì lực lượng tiên phong khai phá Đất Phương Nam chủ yếu là các điền chủ, lưu dân, điền nô và nô tì, nhưng đông nhất là lưu dân và điền nô. Lưu dân tức là dân lưu tán bỏ quê quán, bỏ làng xã mà đi làm ăn tha phương, điền nô là những người chuyên đi làm mướn cho điền chủ, những người dân nghèo khổ này là thành phần đông đảo nhất vào Đồng Nai, Gia Định. Về mặt luật lệ, chúa Nguyễn vẫn phỏng theo nhà Lê, chỉ thay đổi chút ít cho hợp với dân miền Trung, còn những người mắc tội lưu đày, chỉ xuất hiện đông đảo ở Nam Bộ, từ đời Vua Gia Long trở về sau.

Thời điểm người Việt Nam di về phương Nam thì tại Trung Quốc, một sử biến quan trọng đã xảy ra mà về sau có tác động không nhỏ đến sự hình thành cộng đồng dân cư Nam Bộ của Việt Nam. Năm 1644, Trung Hoa nội loạn, Minh Triều suy sụp, người Mãn Châu nhân cơ hội đó mà đánh chiếm Bắc Kinh, xóa sổ nhà Minh, lập nên triều đại nhà Thanh. Những năm tiếp theo xảy ra các cuộc thanh trần đẫm máu các cựu thần nhà Minh của vương triều mới. Trong bối cảnh đó, nhiều tướng lĩnh vi thần nhà Minh không chịu thuần phục nhà Thanh đã bỏ nước ra đi. Tháng giêng, năm Kỷ Mùi 1679, dư đản của họ Trịnh ở Đài Loan là Tổng binh Long Môn Ngọ Ngạn Địch Phó Tướng Hoàng Tiến và Tổng binh Cao Lôi Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình, đem binh lính tổng cộng hơn 3000 người, trên hơn 50 chiếc thuyền, tiến về xứ Đàng trong. Họ cử người vào Kinh xin được làm tôi của chúa hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa ưng thuận, bèn thiết đãi yến tiệc và sai người hướng dẫn hai đoàn di dân người Hoa này vào định cư trên hai vùng đất mới ở phương Nam là Đồng Nai và Mỹ Tho. Sau khi tạ ơn Chúa, đoàn thuyền di dân bắt đầu rời cửa Đà Nẵng, xuôi buồm phương Nam. Bến thuyền tướng sĩ Cao Lôi Liêm của Trần Thượng Xuyên vào của biển Cần Giờ, ngược lên định cư ở Bàng Lân xứ Đồng Nai. Trong việc xử sứ Đàng trong mô tả, ở nơi ấy, đoàn di dân dở đất phá rừng, cất phố lập chợ, từ đó thương thuyền các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Dương, Đồ Bà qua lại tấp nập, và cùng từ đó, phong hóa Trung Hoa thấm dần vào xứ này. Một thời gian sau, Cù Lao Phố trở thành Đệ nhất hương cảng của xứ Nam kỳ cho đến khi chiến tranh với nhà Tây Sơn xảy đến. Ngoài ra, những lưu dân cũng vào định cư ngày một đông đúc và mở rộng khẩn hoang ở các vùng Bà Rịa, Đồng Môn, Tân Khánh, Long Quyên, Thủ Đức, Thủ Thiêm, Nhà Bè,… Vùng này sau là đất trấn biên thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Liền kề trấn biên và phiên trấn, tức vùng đất Sài Gòn Gia Định mà ngày nay được biết đến với tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, đây vốn là chốn hoang vu, rậm rạp, điểm dừng chân qua lại nghỉ ngơi của các thương nhân người Việt khi sang Chân Lạp hay Xiêm La. Nhưng kể từ khi cá người dân Bà Rịa, Đồng Nai bị thu thuế, người xứ Đàng trong đã không ngừng kéo nhau về đây quần tụ, biến chúng trở thành trung tâm của khu thị tứ trên bến, dưới thuyền. Đến tháng 3/1679, chúa Nguyễn lại cho lập đồn binh, Tân Mỹ để củng cố quyền lực trên vùng đất mới, mở đường cho việc tiến tới xác lập chủ quyền ở khu vực Đông Nam Bộ, thành phố Gia Định của xứ Đàng Trong năm 1698. Kể từ đó trở đi, Sài Gòn – Gia Định từng bước trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa trọng yếu ở phương Nam với thương cảng Bến Nghé nức tiếng phồn hoa một thời.

Có thể nói, năm 1698 chính là cột mốc quan trọng và chính thức xác lập chủ quyền của người dân Việt trên vùng đất phương Nam mà họ đã bỏ công khai phá. Đó cũng chính là sự gặp gỡ đầy dung hòa giữa 2 nguyện vọng: Nguyện vọng sinh cơ lập nghiệp của nhân dân với Nguyện vọng mở cõi, phát triển củng cố đất đai của chính quyền nhà Nguyễn.

Tin tức liên quan

Xem thêm
Các tour liên quan
Xem thêm