Thông tin du lịch
Mì Quảng – Sáng tạo riêng biệt của người Quảng
Một ngày lặng bước giữa phố xá náo nhiệt, người xe tấp nập, bỗng thèm thấy lại chiếc bóng dáng quê mùa của xứ Quảng, đâu đó nghe văng vẳng câu ca “Thương nhau mút chén chè xanh. Làm tô mì quảng để anh ăn cùng”. Đó quả là một điều tuyệt vời, bởi từ rất lâu, mì quảng – món ăn đặc trưng của vùng đất vốn là thủ phủ xứ Đàng Trong đã theo chân các cư dân Quảng Nam – Đà Nẵng lan tỏa khắp nơi từ Nam chí Bắc. Có lẽ chúng ta ít nhiều gì cũng đã nếm thử qua món ăn mang tên mì quảng này ở nhiều nơi như Bình Thuận, Sài Gòn, Đà Lạt,… nhưng trong lòng vẫn ao ước một ngày được thưởng thức món mì quảng trứ danh ngay trong lòng xứ Quảng. Không đơn giản là một món ăn, mà nó còn mang trong mình niềm tự hào của một vùng đất.
Vùng đất phương Nam – Thời khai phá
“Hò ơ… Ai về đất mẹ quê tôi
Còn nghe hương lúa dạt dào tình quê…”
Đất phương nam – vùng đất nặng phù sa của chín nhánh sông Cửu Long, bồi đắp nên những nhà vườn, cây trái xum xuê, những cánh đồng lúa vàng trù phú, yên vui và nguồn tôm cá dạt dào trên mặt sông đồng bằng châu thổ, nơi thấm đẫm huyền thoại 300 năm khấn hoang mở đất và những người anh hùng đánh giặc giữ nước hiên ngang, cùng những người dân hồn hậu, chất phát, trọng nghĩa khinh tài, làm nên một truyền thống văn hóa văn minh sông nước mang đậm hương sắc đất và người phương Nam.
Mắm sặc bần chua – Hương vị gây thương nhớ của một miền sông nước
Phương Nam mình có một loại cây thường hay mọc dại ở trong vườn nhà, nhiều nhất là ở mé sông, tán cây xòe rộng, rễ thì mọc chĩa ngược lên trên trời, bông thì có màu trắng hơi phớt hồng và khi kết thành trái thì nó lại tròn tròn dẹp dẹp. Đặc biệt, cái tên của nó thì nghe “nghèo xơ nghèo xác”, đó là cây bần.
Bông súng trên đồng lũ và nét đẹp đậm hồn quê
Ruổi rong trên những chiếc xuồng,
Nhổ từng cọng súng khơi nguồn mưu sinh.
Những bông súng trắng quê mình,
Thương người lam lũ mặc tình sinh sôi.
(Trích Bông súng mùa nước nổi)
Sông quê - Một mảnh kí ức nơi miền Tây sông nước
“Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua”
Câu hát ru ấy gợi nên một nỗi nhớ quê hương da diết, đậm sâu với những buổi trưa hè kéo lưới bắt cá ở miền Tây sông nước, những lúc chống cằm ngồi chờ những thứ ăn vặt mà mẹ mang về khi đi chợ từ những chiếc ghe trên sông... dẫu có đi đâu, dẫu có xa xứ, xa quê nhà, dòng sông tuổi thơ vẫn là nơi mà những đứa con miền Tây tìm về với những món cá kho, cá nướng đạm bạc, tuy đơn sơ mà vẫn chan chứa tình thương,...
Nghề đươn đệm cỏ bàng - Linh hồn của làng nghề đan lát
Từ lâu Tiền Giang đã nổi tiếng với các sản phẩm đan lát từ lá bàng, lá buông, trong đó nổi bật hơn hết là sản phẩm của các xã Tân Lý Đông, Tân Lý Tây và Thân Cửu Nghĩa của huyện Châu Thành. Các bật cao niên nơi này kể lại, trước đây một phần huyện Châu Thành từng là nơi tiếp giáp với vùng cỏ bàng tự phát thuộc khu vực Đồng Tháp Mười. Từ thuở các thế hệ lưu dân đến khai khẩn vùng đất này, cỏ bàng đã được cư dân nơi đây khéo léo sử dụng để tạo nên các sản phẩm như manh, bao, gối,... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Dần dần nghề đi vào cuộc sống, đương đát bàng buông trở thành công việc nuôi sống nhiều người.
XÔI PHỒNG CHỢ MỚI – ĐẶC SẢN XỨ AN GIANG
Chợ Mới là một địa danh thuộc tỉnh An Giang. Nghe nói rằng ban đầu cái tên Chợ Mới để chỉ một ngôi chợ tại làng Long Điền, Long Xuyên ngày xưa. Sau này thực dân Pháp thành lập quận thì đã lấy tên của khu chợ đặt cho quận thành quận Chợ Mới. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và nhiều sự biến đổi, thay đổi địa giới hành chính thì ngày nay Chợ Mới trở thành một huyện có đông dân số nhất An Giang.
Bánh xèo miền tây – Món ăn của sự kết hợp hài hòa
Có thể nói Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loại bánh mặn mang những hương vị khác nhau. Nếu như đặt chân đến Hà Nội, chúng ta sẽ không khó để thưởng thức món bánh cốm đậm hương vị của người Hà thành; Khi đến với miền trung, bánh bèo lại là thứ mà du khách sẽ không bao giờ muốn bỏ lỡ; Còn với miền tây nam bộ, bánh xèo lại là một món mà chúng ta không thể nào không nhắc đến, một món ăn dân dã nhưng không kém phần đặc trưng của mảnh đất nơi đây.
Tứ linh miệt vườn: cồn Long, Lân, Quy, Phụng – Đi để nhớ
Dọc theo dòng Tiền Giang, có lẽ sẽ không quá khó để có thể bắt gặp bốn chiếc cù lao nổi danh mang tên những con vật biểu trưng cho cuộc sống no ấm và hạnh phúc trong dân gian, đó là “Long – Lân – Quy – Phụng”. Bốn chiếc cù lao mang đậm nét Việt ấy không những đã tạo nên bức tranh sông nước quyến rũ trên dòng sông Tiền thơ mộng mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, hòa thành những linh hồn “tứ linh miệt vườn” ở nơi đây.
Nhà rường Huế - Nét đẹp tồn đọng từ văn hóa phong kiến Việt Nam
Sự phát triển của xã hội kéo theo đó là những nấc thang đi lên của cuộc sống hiện đại. Hàng trăm công trình kiến trúc được ra đời, hàng ngàn tòa nhà cao tầng được “chất” lên, đồng thời theo sau đó cũng là sự lãng quên đi những giá trị xưa cũ, nhưng đâu đó ở Kinh đô Huế - nơi quy tụ nhiều dạng kiến trúc phong kiến điển hình của Việt Nam, vẫn tồn tại một nơi mang đến một nét đẹp tồn đọng – Nhà rường Huế. Kiến trúc đó không chỉ tạo nên phần “hồn” cho kinh thành Huế mà nó còn khiến những làng quê ven sông thêm thanh bình, thêm yên ả.