Thông tin du lịch
Di tích Thẳm Tát Tòng
Di tích Thẳm Tát Tòng được biết đến là một hang đá tự nhiên nằm ở dưới một dãy núi lớn. Từ xa xa, phong cảnh ở đây dưới ánh nhìn của du khách hiện lên thật tuyệt đẹp! Bên trên là dãy núi trùng trùng điệp điệp chạy dài, là màu xanh ngắt của từng lớp cây bao phủ, còn bên dưới là cái trong lành của dòng nước chảy ra từ bên trong hang, là cái trắng xóa của bọt nước tung lên khi đổ qua thác. Cứ hằng ngày khi bình minh vừa đến, là lúc những ảnh nắng ban mai bắt đầu chào ngày mới, những ảnh nắng ấy hắt lên từ miệng hang rồi in hình chính bản thân mình xuống dòng nước trong vắt, tạo nên những tia lấp lánh nhiều hình thù khác nhau, vừa tuyệt mĩ, vừa tôn thêm cho di tích nơi đây một vẻ đẹp ghi dấu lòng người.
Lễ hội Mùa măng mọc của người Khơ Mú
Người Khơ Mú còn có tên gọi khác Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu,… Nền văn hóa của họ độc đáo bởi những làn điệu dân ca, dân vũ phong phú, say đắm lòng người. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã ngờ rằng một số làn điệu dân ca, dân vũ của người Khơ Mú là nguồn gốc của những bài hát, điệu múa phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Người Khơ Mú có nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ cúng bản đầu năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe; lễ cơm mới để tạ ơn thần nước và tổ tiên sau khi thu xong mùa vụ; trong đó, đặc sắc và độc đáo đến phải kể đến lễ hội mừng mùa măng mọc “Om đin om đang”.
Độc đáo Lễ Tết nhảy của người Dao Tiền
Dù cho dòng chảy văn hóa của các dân tộc có đa dạng và nhiều ngã rẽ thì những đồng bào dân tộc Dao Tiền trên địa bàn tỉnh vẫn luôn giữ cho mình những giá trị truyền thống riêng, những nghi thức, nghi lễ, những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc. Một trong số những bản sắc tiêu biểu phải kể đến đó là Lễ Tết nhảy. Đây là lễ hội lớn nhất của các dòng họ dân tộc Dao, nó vừa là một nghi thức truyền thống, vừa là dịp hội tụ những giá trị nhân văn trong đời sống cộng đồng dân tộc Dao Tiền.
Thủy điện Hòa Bình: Bản hùng ca thế kỷ 20
Ngày 6/11/1979, ngày mà sau biết bao mồ hôi, sức lực, xương máu của những người làm điện Việt Nam và Liên Xô đã đổ xuống, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Dòng sông Đà hung bạo và dữ tợn khi xưa nay đã hoàn toàn bị chinh phục bởi bàn tay và khối óc của con người. Ngày này cũng chính là ngày đánh dấu những con người anh hùng làm điện vĩ đại của thời đại đã viết lên bản hùng ca của thế kỷ 20.
Tranh thờ người Giáy
Tại Việt Nam, có khoảng 30000 người Giáy đang sinh sống chủ yếu tại Lào Cai, một số ít thì đang ở Lai Châu và Hà Giang. Người Giáy mưu sinh bằng nghề trồng lúa nước truyền thống, bên cạnh đó, họ còn có tục thờ tổ tiên và thiên thần. Và tranh thờ chính là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng văn hóa của họ.
Danh lam thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi
Hồ Chiềng Khoi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nằm ở Bản Pút, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Lễ hội Then Kin Pang – Linh hồn của người dân tộc Thái Trắng
Mỗi năm qua đi, cứ mỗi dịp ngày 10 tháng 3 đến là bà con người Thái Trắng, huyện Phong Thổ nói riêng và bà con Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung lại cùng hội tụ về xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ để cùng tham dự Lễ hội Then Kin Pang – Lễ hội được ví như linh hồn của người Thái trắng nơi đây.
Hồ Pá Khoang- Viên ngọc bích giữa lòng Tây Bắc
So với mực nước biển gần 900m, hồ Pá Khoang có diện tích lưu vực rộng 2.400 ha, được biết đến với cái danh là một “Vịnh Hạ Long” nơi Tây Bắc. Hồ Pá Khoang xuất hiện như một viên ngọc bích, tạo nên một điểm nhấn đặc sắc và cực kỳ quan trọng trong nền du lịch sinh thái của Điện Biên.
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc – Đèo Pha Đin
Là cầu nối giữa Sơn La và Điện Biên, Đèo Pha Đin (Hay còn có tên gọi khác là Dốc Pha Đin) ngày nay được nhắc đến với cái danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc”, đã từng lừng danh tại chiến dịch lớn Điện Biên Phủ vì phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn và vẫn còn trường tồn đến sau này.
Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ góc nhìn văn hóa dân tộc Thái
Lễ hội Hoa Ban Điện Biên được lần đầu tổ chức vào năm 2014. Cho đến nay, qua 8 mùa hoa Ban nở cũng như 6 lần tổ chức, Lễ hội Hoa Ban Điện Biên đã trở thành 1 sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên.
Văn hóa người Mông và sự bảo tồn nguyên vẹn bản sắc truyền thống
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống trong cuộc sống hội nhập hiện nay. Văn hóa dân tộc Mông đã góp chung vào bảng màu đa dạng của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam như một nét chấm phá không thể thiếu trong bức tranh đa sắc này. Trong dòng chảy của cuộc sống, sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ nhưng người Mông vẫn giữ gìn bảo tồn tốt phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, tiếng nói và văn hóa nghệ thuật của mình. Một trong nguyên nhân lý giải cho điều này là do cá tính tộc người và sự tự tôn dân tộc rất cao, giúp họ gần như giữ được nguyên bản những nét cổ truyền.
Có một Mù Cang Chải là một trong 50 điểm đến đẹp nhất thế giới!
Năm 2020, Mù Cang Chải có 2 lần được vinh danh trên các tạp chí du lịch thế giới: “Một trong 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới” và “Top 50 điểm đến đẹp nhất thế giới”. Điều gì đã khiến Mù Cang Chải hấp dẫn đến như vậy? Không chỉ là vẻ đẹp của sự hiểm trở, hùng vĩ, thơ mộng, với những cánh rừng đại ngàn, những thửa ruộng bậc thang, Mù Cang Chải còn hấp dẫn bởi nơi đây còn là một kho trầm tích văn hóa dân gian và có một nền ẩm thực phong phú.
“Những cô gái đẹp như tiên
Lên Mù Cang Chải vui trên lưng đồi
Bậc thang đẹp những mâm xôi
Tiếng cười trong vắt đọng nơi lúa vàng”