Thông tin du lịch
Khu mộ cổ Đống Thếch
Khu mộ cổ Đống Thếch, nơi được mệnh danh là chốn đất thiêng của người Mường Động. Mường Động không chỉ được biết đến như là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia mà nó còn nổi tiếng bởi sự bí ẩn của khu mộ cổ Đống Thếch. Nơi đây vốn là nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang đồng thời cũng là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động trong quá khứ. Năm 1977, Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia.
DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ SƠN LA
Nằm trên đồi Khau Cả, nhà tù Sơn La là di tích lịch sử thuộc địa phận tổ 9, phường Tô Hiệu, ngụ tại thành phố Sơn La. Được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908, nhà tù Sơn La có diện tích ban đầu là 500 m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm. Trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam vào năm 1930 ngày càng dâng cao, nhà tù Sơn La đã được thực dân Pháp mở rộng thêm 1.500 m2 và bắt đầu giam chính trị phạm. Tiêp đến, vào năm 1940, một trại giam có diện tích 170m cũng được xây dựng với mục đích giam tù nhân nữ, nhưng âm mưu này đã không thực hiện được...
Lễ hội Hạn Khuống
Hạn Khuống được biết đến như là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, thường được tổ chức hàng năm sau vụ thu hoạch vào tháng 11.
Cùng nhau vào rừng đốn vài cây rừng, nam nữ thanh niên Thái sẽ về dựng ở khu đất trống giữa bản một cái sàn, cái sàn ấy có thể được dựng lên bằng tre hay gỗ, sàn đó được gọi là Hạn Khuống, là một nơi để nam nữ thanh niên Thái đến khắp (hát) đối đáp.
Những dụng cụ cho nam thanh, nữ tú hội tụ giao duyên được chuẩn bị trên sàn Hạn Khuống; con gái Thái quay sợi, cán bông, dệt vải, thêu thùa bằng chỉ màu các loại, có bếp củi để đốt lửa. Còn trai Thái thì dụng cụ bao gồm lạt xanh, đỏ, trắng để đan hom, đan giỏ, hoặc đan các con vật để tặng bạn gái, là người mà những chàng trai Thái có ý tỏ tình, kết duyên trong đêm hát đố. Ống điếu và bó đóm bằng tre ngâm khô và thuốc lào. Ngoài ra, còn một số vật dụng khác để đan chải, đan vợt xúc cá... và các loại nhạc cụ như khèn bè, pí pặp, pí thiu, sáo trúc, đàn tính...
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc – Đèo Pha Đin
Là cầu nối giữa Sơn La và Điện Biên, Đèo Pha Đin (Hay còn có tên gọi khác là Dốc Pha Đin) ngày nay được nhắc đến với cái danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc”, đã từng lừng danh tại chiến dịch lớn Điện Biên Phủ vì phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn và vẫn còn trường tồn đến sau này.
Đèo Pha Đin nổi tiếng hiểm trở và mang trong mình những cảnh đẹp thu hút khách tham quan, tên gọi của Đèo Pha Đin có nguồn gốc từ tiếng dân tộc Thái là “Phạ Đin”, trong đó Phạ là “trời”, Đin là “đất”, nhắc đến một hàm ý rằng đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất....
Tháp Mường Luân - Biểu tượng tình đoàn kết Việt - Lào
Di tích kiến trúc nghệ thuật cổ Tháp Mường Luân nằm ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông và được tạo nên từ sự chung tay của nhân dân hai nước Việt - Lào vào giữa thế kỷ XVI. Không chỉ được mệnh danh là “thần hộ mệnh” chở che cho cuộc sống yên bình, tháp Mường Luân còn tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó keo sơn, hữu nghị giữa hai nước anh em Việt - Lào.
Qua lời của những bậc cao niên trong vùng lúc ấy, nơi đây là một trong những di tích của tỉnh được xếp hạng lên đến cấp quốc gia, toát lên một vẻ sừng sững và vô cùng uy nghiêm khi nhìn thấy. Vào năm 1569, tương truyền rằng: nước Lào bị triều đình Miến Ðiện (ngày nay là Myanmar) đem quân tấn công, từ đó các tỉnh giáp biên giới Lào của Việt Nam trở thành nơi lánh nạn của một số người dân vùng Thượng Lào....
Lễ ăn cơm mới "Giày xí mà" của người Phù Lá
Tết cơm mới "Giày xí mà" là một nghi lễ có tầm quan trọng rất lớn với mục đích nhằm thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên đối với người Phù Lá, cầu mong trời đất ban phước, phù hộ cho người dân có một vụ mùa bội thu. Thời điểm khi các cánh đồng lúa bắt đầu ngả màu trĩu nặng hạt, một mùa thu hoạch mới bắt đầu, các gia đình sẽ chọn lấy một ngày tốt, phù hợp để tổ chức một buổi ăn tết cơm mới.
Người Phù Lá có phong tục rằng: Vào ngày tổ chức ăn tết cơm mới, một người phụ nữ trong gia đình (thường là người vợ của chủ nhà) sẽ được cử đi cắt lúa mới. Lúc ấy, người vợ sẽ dậy sớm hơn thường ngày, diện một bộ quần áo mới và bắt đầu di chuyển đi ra nương một cách âm thầm, lặng lẽ để cắt lúa. Họ kiêng để cho những người khác biết và đặc biệt là khi trên đường đi, họ cũng rất kiêng gặp những người cùng. Nếu trên đường có thấy ai thì họ thường sẽ phải tránh do đây không chỉ đơn giản là công việc cắt lúa mang về nhà mà đây còn là nghi thức đón hồn lúa về nhà, bí mật là điều luôn gắn với mọi công việc. Lúc cắt, mặt lúa phải hướng về phía đông nhằm thể hiện nên ý nghĩa của sự sinh sôi và nảy nở....
Lễ hội đền Hoàng Công Chất
Bắt nguồn từ tục thờ cúng, tôn vinh các người anh hùng, các vị tướng lĩnh đã góp những công sức cực kỳ to lớn trong công cuộc giải phóng Mường Thanh và đặc biệt là thờ cúng Hoàng Công Chất, lễ hội với cùng cái tên của ông – lễ hội đền Hoàng Công Chất đã ra đời.
Xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường, Hoàng Công Chất lớn lên và phát triển song song với biết bao cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở khắp mọi nơi đồng thời đương đầu chống lại triều đình Lê – Trịnh. Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư, sinh năm 1706 tại làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, Sơn Nam Hạ (nay là Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông được mệnh danh là người anh hùng đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa ở những năm cuối thế kỉ 18.
Gạ ma thú- Nghi thức lễ truyền thống của người Hà Nhì
Sín Thầu là xã vùng sâu vùng xa của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm huyện chừng 40km về phía tây. Người Hà Nhì ở xã Sín Thầu thuộc nhóm Hà Nhì La Mí, trong quan hệ hằng ngày, đồng bào được các tộc người anh em gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như người Cống gọi là A Khà, người Mông gọi là Ma Á,…
Người Hà Nhì ở đây vẫn còn duy trì được bản sắc văn hóa độc đáo của mình như các nghi thức truyền thống trong cưới hỏi, tang ma, lễ cúng cơm mới, Tết cổ truyền, lễ cúng bàn, nghi lễ tín ngưỡng mang tính chất dòng họ,… Theo quan niệm của người Hà Nhì, khi xuân về, hoa rừng đua nhau nở lộ trên núi là báo hiệu lễ Gạ ma thú bắt đầu. Những người phụ nữ sẽ đi hái hoa về phơi khô, nấu nước để ngâm gạo nấu cơm.
Văn hóa người Mông và sự bảo tồn nguyên vẹn bản sắc truyền thống
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống trong cuộc sống hội nhập hiện nay. Văn hóa dân tộc Mông đã góp chung vào bảng màu đa dạng của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam như một nét chấm phá không thể thiếu trong bức tranh đa sắc này. Trong dòng chảy của cuộc sống, sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ nhưng người Mông vẫn giữ gìn bảo tồn tốt phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, tiếng nói và văn hóa nghệ thuật của mình. Một trong nguyên nhân lý giải cho điều này là do cá tính tộc người và sự tự tôn dân tộc rất cao, giúp họ gần như giữ được nguyên bản những nét cổ truyền.
Mì Quảng – Sáng tạo riêng biệt của người Quảng
Một ngày lặng bước giữa phố xá náo nhiệt, người xe tấp nập, bỗng thèm thấy lại chiếc bóng dáng quê mùa của xứ Quảng, đâu đó nghe văng vẳng câu ca “Thương nhau mút chén chè xanh. Làm tô mì quảng để anh ăn cùng”. Đó quả là một điều tuyệt vời, bởi từ rất lâu, mì quảng – món ăn đặc trưng của vùng đất vốn là thủ phủ xứ Đàng Trong đã theo chân các cư dân Quảng Nam – Đà Nẵng lan tỏa khắp nơi từ Nam chí Bắc. Có lẽ chúng ta ít nhiều gì cũng đã nếm thử qua món ăn mang tên mì quảng này ở nhiều nơi như Bình Thuận, Sài Gòn, Đà Lạt,… nhưng trong lòng vẫn ao ước một ngày được thưởng thức món mì quảng trứ danh ngay trong lòng xứ Quảng. Không đơn giản là một món ăn, mà nó còn mang trong mình niềm tự hào của một vùng đất.
Vùng đất phương Nam – Thời khai phá
“Hò ơ… Ai về đất mẹ quê tôi
Còn nghe hương lúa dạt dào tình quê…”
Đất phương nam – vùng đất nặng phù sa của chín nhánh sông Cửu Long, bồi đắp nên những nhà vườn, cây trái xum xuê, những cánh đồng lúa vàng trù phú, yên vui và nguồn tôm cá dạt dào trên mặt sông đồng bằng châu thổ, nơi thấm đẫm huyền thoại 300 năm khấn hoang mở đất và những người anh hùng đánh giặc giữ nước hiên ngang, cùng những người dân hồn hậu, chất phát, trọng nghĩa khinh tài, làm nên một truyền thống văn hóa văn minh sông nước mang đậm hương sắc đất và người phương Nam.
Mắm sặc bần chua – Hương vị gây thương nhớ của một miền sông nước
Phương Nam mình có một loại cây thường hay mọc dại ở trong vườn nhà, nhiều nhất là ở mé sông, tán cây xòe rộng, rễ thì mọc chĩa ngược lên trên trời, bông thì có màu trắng hơi phớt hồng và khi kết thành trái thì nó lại tròn tròn dẹp dẹp. Đặc biệt, cái tên của nó thì nghe “nghèo xơ nghèo xác”, đó là cây bần. Cây bần thả dáng bên con sông quê, là hình ảnh quen thuộc và gần gũi đối với bà con miền sông nước. Bần bám đất giữ bãi bồi, bần góp mặt trong những bữa cơm quê, bần đi vào lời thơ câu hát mộc mạc mà thấm chân tình:
Bông súng trên đồng lũ và nét đẹp đậm hồn quê
Ruổi rong trên những chiếc xuồng,
Nhổ từng cọng súng khơi nguồn mưu sinh.
Những bông súng trắng quê mình,
Thương người lam lũ mặc tình sinh sôi.
(Trích Bông súng mùa nước nổi)
Khi mùa nước nổi tràn về trên khắp các cánh đồng miền Tây Nam Bộ thì cũng là lúc những người dân ở đây bắt đầu tất bật với cuộc sống mưu sinh. Trong rất nhiều những nghề dân dã của các nghề miền Tây thì hái bông súng ma mùa nước nổi là một trong những công việc gắn bó lâu đời và mang đậm vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của người dân nơi này. Đặt chân đến Mộc Hóa - Long An vào thời điểm này, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ trong chiếc áo bà ba đang chèo xuồng thu hoạch bông súng, và sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngọt ngào, lãng mạn của những thuyền hoa đầy sắc màu tinh khôi...
Sông quê - Một mảnh ký ức nơi miền Tây sông nước
“Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua”
Câu hát ru ấy gợi nên một nỗi nhớ quê hương da diết, đậm sâu với những buổi trưa hè kéo lưới bắt cá ở miền Tây sông nước, những lúc chống cằm ngồi chờ những thứ ăn vặt mà mẹ mang về khi đi chợ từ những chiếc ghe trên sông... dẫu có đi đâu, dẫu có xa xứ, xa quê nhà, dòng sông tuổi thơ vẫn là nơi mà những đứa con miền Tây tìm về với những món cá kho, cá nướng đạm bạc, tuy đơn sơ mà vẫn chan chứa tình thương,...
Nghề đươn đệm cỏ bàng - Linh hồn của làng nghề đan lát
Từ lâu Tiền Giang đã nổi tiếng với các sản phẩm đan lát từ lá bàng, lá buông, trong đó nổi bật hơn hết là sản phẩm của các xã Tân Lý Đông, Tân Lý Tây và Thân Cửu Nghĩa của huyện Châu Thành. Các bật cao niên nơi này kể lại, trước đây một phần huyện Châu Thành từng là nơi tiếp giáp với vùng cỏ bàng tự phát thuộc khu vực Đồng Tháp Mười. Từ thuở các thế hệ lưu dân đến khai khẩn vùng đất này, cỏ bàng đã được cư dân nơi đây khéo léo sử dụng để tạo nên các sản phẩm như manh, bao, gối,... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Dần dần nghề đi vào cuộc sống, đương đát bàng buông trở thành công việc nuôi sống nhiều người.
Hồ Pá Khoang- Viên ngọc bích giữa lòng Tây Bắc
So với mực nước biển gần 900m, hồ Pá Khoang có diện tích lưu vực rộng 2.400 ha, được biết đến với cái danh là một “Vịnh Hạ Long” nơi Tây Bắc. Hồ Pá Khoang xuất hiện như một viên ngọc bích, tạo nên một điểm nhấn đặc sắc và cực kỳ quan trọng trong nền du lịch sinh thái của Điện Biên.