Loading...
Thông tin du lịch
Mì Quảng – Sáng tạo riêng biệt của người Quảng
Một ngày lặng bước giữa phố xá náo nhiệt, người xe tấp nập, bỗng thèm thấy lại chiếc bóng dáng quê mùa của xứ Quảng, đâu đó nghe văng vẳng câu ca “Thương nhau mút chén chè xanh. Làm tô mì quảng để anh ăn cùng”. Đó quả là một điều tuyệt vời, bởi từ rất lâu, mì quảng – món ăn đặc trưng của vùng đất vốn là thủ phủ xứ Đàng Trong đã theo chân các cư dân Quảng Nam – Đà Nẵng lan tỏa khắp nơi từ Nam chí Bắc. Có lẽ chúng ta ít nhiều gì cũng đã nếm thử qua món ăn mang tên mì quảng này ở nhiều nơi như Bình Thuận, Sài Gòn, Đà Lạt,… nhưng trong lòng vẫn ao ước một ngày được thưởng thức món mì quảng trứ danh ngay trong lòng xứ Quảng. Không đơn giản là một món ăn, mà nó còn mang trong mình niềm tự hào của một vùng đất.
Mắm sặc bần chua – Hương vị gây thương nhớ của một miền sông nước
Phương Nam mình có một loại cây thường hay mọc dại ở trong vườn nhà, nhiều nhất là ở mé sông, tán cây xòe rộng, rễ thì mọc chĩa ngược lên trên trời, bông thì có màu trắng hơi phớt hồng và khi kết thành trái thì nó lại tròn tròn dẹp dẹp. Đặc biệt, cái tên của nó thì nghe “nghèo xơ nghèo xác”, đó là cây bần.
XÔI PHỒNG CHỢ MỚI – ĐẶC SẢN XỨ AN GIANG
Chợ Mới là một địa danh thuộc tỉnh An Giang. Nghe nói rằng ban đầu cái tên Chợ Mới để chỉ một ngôi chợ tại làng Long Điền, Long Xuyên ngày xưa. Sau này thực dân Pháp thành lập quận thì đã lấy tên của khu chợ đặt cho quận thành quận Chợ Mới. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và nhiều sự biến đổi, thay đổi địa giới hành chính thì ngày nay Chợ Mới trở thành một huyện có đông dân số nhất An Giang.
LÀNG NGHỀ CÁ KHÔ BÌNH THẮNG
Nhắc đến miền Tây người ta thường chỉ nghĩ đến những mảnh đất phù sa màu mỡ, trái cây sum xuê và những vựa lúa bạt ngàn. Nhưng mọi người đã quên mất, miền Tây cũng có nhiều tỉnh giáp biển, cũng có những ngư trường lớn với lượng thủy sản dồi dào, từ đó nghề làm cá khô cũng phát triển và trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của vùng.
VỀ MIỀN TÂY THƯỞNG THỨC CÀ NA MÙA NƯỚC NỔI
Ở miền Tây tới mùa nước nổi không chỉ mang lại nguồn cá tôm dồi dào mà còn có những loại trái cây mang tính đặc trưng của miền quê. Trong số đó có một loại quả đong đầy những ký ức tuổi thơ về mùa nước nổi, chính là…trái cà na - Một thức quả mộc mạc, bình dị được thiên nhiên ban tặng.
KHÓM TÂN PHƯỚC – VỊ NGỌT TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN
Tân Phước – nơi vốn được biết đến là cái “rốn phèn, rốn lũ” nay đã dần thay đổi, không còn là một huyện hoang sơ đầy cỏ dại nữa mà đã khoát lên mình một chiếc áo mới. Ngày nay khi nhắc đến Tân Phước, người ta đã không còn nghĩ đến đây từng là một vùng đất phèn, chỉ toàn là cây tràm, cây cỏ, cây bàng,…. Mà người ta chỉ nhớ đến một đặc sản ngọt ngào được sinh ra từ vùng đất ngập phèn, quanh năm cằn cõi…đó chính là trái khóm. Cũng chính vì điểm đặc biệt ấy mà khi đến Tiền Giang du khách không thể nào bỏ qua địa điểm này.
RAU ĐẮNG ĐẤT – MỘT HƯƠNG VỊ CỦA THỜI GIAN
Từ rất lâu, rau đắng đất đã là một loại rau dân dã gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ.
RAU ĐỌT CHOẠI – RAU DẠI DÂN DÃ Ở MIỀN TÂY
Rau đọt choại hay còn gọi là rau chạy là một loại rau mọc dại ở miền Tây, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười. Không ai biết nó có từ khi nào chỉ biết nó đã xuất hiện rất lâu trong cuộc sống của người dân miền Tây.
NGUỒN GỐC TÊN GỌI “CÁ LINH”
Cứ mùa nước nổi tới là một mùa cá mới lại về. Hầu hết ai đến miền Tây vào mùa nước nổi đều được thưởng thức qua các món ăn chế biến từ cá linh. Cá linh như một phần máu thịt không thể nào thiếu của mùa nước nổi.
NGUỒN GỐC ĐỊA DANH VŨNG THƠM VÀ ĐẶC SẢN BÁNH PÍA VŨNG THƠM
Vũng Thơm là tên gọi của vùng đất trải dài suốt dãy giồng cát từ ngã ba An Trạch và bao trọn hai xã Phú Tân, Phú Tâm của huyện Châu Thành. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer là Kompong Thum, có nghĩa là cái “cảng lớn”. Ai có ngờ rằng vùng đất giồng cát này ngày xưa từng là một cái cảng lớn. Nhưng chuyện “thương hải hóa tang điền” trước nay cũng không phải chuyện hiếm gặp.
NGUỒN GỐC BÁNH TÉT MIỀN TÂY
Bánh tét hay còn được gọi là bánh đòn, là một loại bánh phổ biến trong dịp Tết ở miền Tây Nam Bộ. Nếu Miền Bắc có bánh chưng xanh gắn liền với sự tích “bánh chưng, bánh dày” thì bánh tét miền Tây cũng có những giai thoại của riêng mình. Tuy nguồn gốc của bánh tét khá mơ hồ so với bánh chưng và có nhiều ý kiến cho rằng bánh tét là biến thể từ bánh chưng.
NGHỀ LÀM BÁNH PÍA Ở SÓC TRĂNG
Bánh pía thực chất bắt nguồn từ bánh trung thu của người Triều Châu, những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có thịt heo và đậu xanh, vỏ bánh làm từ bột bánh và có nhiều lớp mỏng, nhân có trộn mỡ. Từ pía xuất phát từ tiếng Triều Châu là “pi-é”, phiên âm tiếng Việt có nghĩa là bánh.
MẮM TÔM CHÀ GÒ CÔNG
Gò Công (Tiền Giang) là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản độc đáo, trong số đó phải kể đến món mắm tôm chà. Không đơn giản chỉ là một món đặc sản địa phương mà hơn 200 năm về trước, mắm tôm chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào kinh thành Huế, trở thành món quý dâng lên nhà vua và từ đó mắm tôm chà trở nên nổi tiếng hơn.
ĐẶC SẢN CHUỘT ĐỒNG MIỀN TÂY
Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất trù phú, ruộng lúa mênh mông, những manh vườn rộng lớn đầy hoa thơm cỏ ngọt và người dân thì thiệt thà dễ mến. Cùng với, một đặc điểm luôn thu hút khách đến với miền Tây đó chính là những món ăn hết sức độc đáo. Trong đó, không thể không kế đến những món ăn từ chuột đồng miền Tây. Chính vì miền Tây là vựa lúa mênh mông nên nơi đây được xem là nơi lý tưởng để chuột đồng sinh sôi phát triển.
CỎ NĂN BỘP – “LỘC TRỜI” CHO NGƯỜI MIỀN TÂY
Hằng năm, khi cái nắng hè bắt đầu bớt gay gắt cũng là lúc miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi đến là một mùa năn mới cũng bắt đầu.
BÁNH KÀ-TUM CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở AN GIANG
Khi về vùng đất An Giang ta sẽ có thêm cơ hội để tìm hiểu những nét đặc sắc về văn hóa cũng như con người tại vùng đất này. Khi chúng ta dừng chân ghé lại vùng Bảy núi tức vùng Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang vào các dịp lễ thì chúng ta sẽ có cơ hội thưởng thức món bánh Kà tum của đồng bào Khmer sinh sống nơi đây.