Thông tin du lịch
ĐẶC SẢN CHUỘT ĐỒNG MIỀN TÂY
Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất trù phú, ruộng lúa mênh mông, những manh vườn rộng lớn đầy hoa thơm cỏ ngọt và người dân thì thiệt thà dễ mến. Cùng với, một đặc điểm luôn thu hút khách đến với miền Tây đó chính là những món ăn hết sức độc đáo. Trong đó, không thể không kế đến những món ăn từ chuột đồng miền Tây. Chính vì miền Tây là vựa lúa mênh mông nên nơi đây được xem là nơi lý tưởng để chuột đồng sinh sôi phát triển.
CỎ NĂN BỘP – “LỘC TRỜI” CHO NGƯỜI MIỀN TÂY
Hằng năm, khi cái nắng hè bắt đầu bớt gay gắt cũng là lúc miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi đến là một mùa năn mới cũng bắt đầu.
CỐM DẸP SÓC TRĂNG
Với người dân Khmer, trăng tháng 10 Âm lịch là trăng tròn, là biểu tượng cho những điều tốt lành của một năm mới tràn đầy hạnh phúc với một vụ mùa bội thu. Đây cũng là dịp người dân bày tỏ sự giao cảm với đất trời qua lễ hội Oóc-om-bok, hay còn gọi là lễ cúng trăng. Trong dịp này, ngoài các đồ cúng như trái cây, dừa, chuối,…thì không thể thiểu một sản vật đó là cốm dẹp.
BÚN NƯỚC LÈO SÓC TRĂNG
Trong những món ngon khiến thực khách phải lưu luyến khi đến Sóc Trăng, có lẽ bún nước lèo nổi tiếng hơn cả bởi hương vị đặc trưng khó tả. Mặc dù hiện nay đã có nhiều nơi bán món bún nước lèo trải dài khắp 3 miền đất nước. Tuy nhiên nơi được gọi là “kinh đô lâu đời” của bún nước lèo bởi chỉ có hương vị ở nơi này có thể khiến cả những người khó tánh nhất cũng phải gật gù khen ngon khi ăn món bún nước lèo đó là Sóc Trăng.
ẨM THỰC TẾT ĐOAN NGỌ
Vào dịp mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm, tương truyền đây là khoảng thời gian nóng bức nhất, là lúc giao mùa, vào lúc này sâu bọ cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người và gây hại cây cối. Vì vậy người dân thường thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi và được mùa. Từ đó, có Tết diệt sâu bọ hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ.
CANH CHUA CÁ LÓC MIỀN TÂY NAM BỘ
Việt Nam có 3 miền Bắc – Trung – Nam với 63 tỉnh thành và mỗi tỉnh thành đều có những nét ẩm thực văn hóa cho riêng mình. Canh chua là 1 món ăn dân dã mà nơi nào cũng có, có thể nói canh chua cá là món ăn quen thuộc với mọi gia đình! Mỗi miền đất nước lại có cách nấu canh chua hơi khác nhau; miền Bắc có canh chua riêu, canh chua sấu; miền Trung thì canh chua nấu với khế, canh chua hến. Bản thân mình vẫn thích nhất cách nấu canh chua cá theo vị của người Nam Trung Bộ và Nam Bộ! Bát canh chua cá thơm ngon, đậm đà hương vị: chua thanh, ngọt dịu, thơm mùi các loại rau đặc trưng mà lại không có chút nào tanh của cá! Trong những ngày mưa thì một bát canh chua cá nóng hổi sẽ giúp mọi người trong gia đình có bữa cơm ngon miệng hơn! Chúng có thể sử dụng nhiều loại cá khác nhau để nấu thành 1 nồi canh chua ngon lành, nhưng loại cá mà mọi người ưa chuộng nhất đó là cá lóc. Để có thể nấu được món canh chua cá lóc ngon thì chúng ta cần phải chuẩn bị những nguyên vật liệu tươi.
NGHỀ SOI BA KHÍA Ở CÀ MAU
Hình ảnh con ba khía vốn đã trở thành hình ảnh thân quen của người dân miền Tây. Nó xuất hiện trong dân ca: “Tháng bảy nước chảy Cà Mau/Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm/U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm/Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi.”/và hiện diện trong cả âm nhạc: “Anh ba khía” của ca sĩ Đan Trường. Chứng tỏ con ba khía có một vị trí quan trọng trong long người dân miền Tây.
SẮC XUÂN TRÊN CHỢ NỔI MIỀN TÂY
Đồng bằng sông Cửu Long vốn được mệnh danh là vùng đất “Chín Rồng”, với hơn 54.000 km chiều dài của sông ngòi, kênh rạch, nơi đây có con nước lớn tràn bờ, con nước ròng phơi bãi, có ghe thuyền ngày đêm ngược xuôi trên các con sông lớn nhỏ,…. Người ta nói rằng, không nơi nào trên dất nước Việt Nam có được một nền văn hóa sông nước như ở miền Tây. Một trong những đặc trưng của nền văn hóa sông nước ấy chính là chợ nổi trên sông.
HOÀI NIỆM CHUYỆN CÁI LU, CÁI KIỆU BÊN HIÊN NHÀ CỦA NGƯỜI MIỀN TÂY
Khung cảnh đặc biệt mà khi về miền Tây sông nước chúng ta sẽ được thấy đó là những hàng lu, kiệu nằm ở bên hiên nhà. Điều đặc biệt ở đây đó là không chỉ 1-2 gia đình sở hữu những hàng lu như vậy mà gần như toàn bộ các hộ gia đình đều có. Những cái lu, cái kiệu từ xa xưa đã trở thành 1 trong những vật dụng quan trọng nhất của 1 gia đình.
ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ - BÁU VẬT VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc. Nó gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ từ những ngày đầu vừa khai hoang, mở đất, là hơi thở, là sức sống, là tiếng lòng của những con người trọng nghĩa khinh tài, đậm tính nhân văn của vùng sông nước miền Nam.
Lễ hội đền Hoàng Công Chất
Bắt nguồn từ tục thờ cúng, tôn vinh các người anh hùng, các vị tướng lĩnh đã góp những công sức cực kỳ to lớn trong công cuộc giải phóng Mường Thanh và đặc biệt là thờ cúng Hoàng Công Chất, lễ hội với cùng cái tên của ông – lễ hội đền Hoàng Công Chất đã ra đời.
ĐẶC SẢN VÙNG U MINH THƯỢNG (PHẦN 2)
Sông Trẹm chia U Minh ra thành hai vùng là thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc Cà Mau, U Minh Thượng thuộc địa giới của các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng bán đảo Cà Mau. Do có môi trường sinh thái và thổ nhưỡng độc đáo nên rừng U Minh Thượng sở hữu nhiều loài thực vật thủy sinh và động vật như tôm, cá rất dồi dào, phong phú. Nhờ được trời phú môi trường thiên nhiên đa dạng như vậy nên tại U Minh Thượng cũng sở hữu nhiều loại đặc sản mà hiếm vùng đất nào có thể sánh kịp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về các đặc sản của vùng đất U Minh Thượng.
Văn hóa người Mông và sự bảo tồn nguyên vẹn bản sắc truyền thống
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống trong cuộc sống hội nhập hiện nay. Văn hóa dân tộc Mông đã góp chung vào bảng màu đa dạng của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam như một nét chấm phá không thể thiếu trong bức tranh đa sắc này. Trong dòng chảy của cuộc sống, sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ nhưng người Mông vẫn giữ gìn bảo tồn tốt phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, tiếng nói và văn hóa nghệ thuật của mình. Một trong nguyên nhân lý giải cho điều này là do cá tính tộc người và sự tự tôn dân tộc rất cao, giúp họ gần như giữ được nguyên bản những nét cổ truyền.
Có một Mù Cang Chải là một trong 50 điểm đến đẹp nhất thế giới!
Năm 2020, Mù Cang Chải có 2 lần được vinh danh trên các tạp chí du lịch thế giới: “Một trong 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới” và “Top 50 điểm đến đẹp nhất thế giới”. Điều gì đã khiến Mù Cang Chải hấp dẫn đến như vậy? Không chỉ là vẻ đẹp của sự hiểm trở, hùng vĩ, thơ mộng, với những cánh rừng đại ngàn, những thửa ruộng bậc thang, Mù Cang Chải còn hấp dẫn bởi nơi đây còn là một kho trầm tích văn hóa dân gian và có một nền ẩm thực phong phú.
“Những cô gái đẹp như tiên
Lên Mù Cang Chải vui trên lưng đồi
Bậc thang đẹp những mâm xôi
Tiếng cười trong vắt đọng nơi lúa vàng”
ĐẶC SẢN VÙNG U MINH THƯỢNG (PHẦN 1)
Sông Trẹm chia U Minh ra thành hai vùng là thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc Cà Mau, U Minh Thượng thuộc địa giới của các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng bán đảo Cà Mau. Do có môi trường sinh thái và thổ nhưỡng độc đáo nên rừng U Minh Thượng sở hữu nhiều loài thực vật thủy sinh và động vật như tôm, cá rất dồi dào, phong phú. Nhờ được trời phú môi trường thiên nhiên đa dạng như vậy nên tại U Minh Thượng cũng sở hữu nhiều loại đặc sản mà hiếm vùng đất nào có thể sánh kịp.
CÁC NGÔI CHÙA ĐẶC SẮC Ở SÓC TRĂNG
Nếu chúng ta có dịp đi tham quan các tỉnh tại vùng miền Tây Nam Bộ thì chúng ta sẽ thấy được mỗi tỉnh đều có những nét đẹp riêng của mình, từ phong cảnh, địa danh cho tới văn hóa. Nhưng có lẽ khi nói tới số lượng chùa chiền thì không tỉnh nào nhiều và phong phú bằng Sóc Trăng. Ở Sóc Trăng không chỉ có những ngôi chùa của người Việt, người Hoa mà còn có chùa của người Khmer Nam Bộ. Tất cả các ngôi chùa ở nơi đây đều cổ kính, có lối kiến trúc đặc sắc và uy nghi. Chúng ta sẽ cùng khám phá và tìm hiểu thêm về các ngôi chùa nổi tiếng tại tỉnh Sóc Trăng.