Thông tin du lịch
"THÀNH PHỐ BUỒN"
“Thành phồ Buồn” là thành phố nào?
Ngày xưa cứ mỗi lần thấy ông bà, cha mẹ mở đầu đĩa lên, lại chọn nghe bài hát “ Thành Phố Buồn”, không hiểu sao mà họ lại yêu thích nó đến như vậy? Mà cũng không rõ, 3 từ “Thành Phố Buồn” cứ lập đi lập lại muốn nói đến thành phố nào.
TẬP TỤC CÚNG GÀ TRỐNG
Từ thú tiêu khiển của vị tổng trấn thành Gia Định đến trả lời câu hỏi: “ Tại sao gà trống được chọn làm vật hiến sinh trong mọi lễ khai trương, tân gia, động thổ,…?”
VƯỜN QUÝT HỒNG LAI VUNG – ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA TẠI ĐỒNG THÁP
Theo người dân nơi đây cho biết, từ những năm của thế kỉ 20 thì quýt hồng đã bắt đầu được trồng tại vùng đất này. Ban đầu quýt hồng chỉ là một giống quýt bình thường, tuy nhiên khi được trồng ở vùng Lai Vung, giống quýt đã trở nên đặc biệt. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng đã khiến cho quýt hồng ra trái to, ít hạt, vỏ mỏng, màu sắc bắt mắt, mọng nước, thơm dịu và có vị ngọt đặc mà ít có quýt nơi nào bì kịp.
THAM QUAN LÀNG HOA LỚN NHẤT TÂY NAM BỘ
Nằm phía bờ Nam sông Tiền, thuộc thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp tồn tại một làng nghề truyền thống với lịch sử thăng trầm cả trăm năm, đó chính là làng hoa Tân Qui Đông hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi làng hoa Sa Đéc. Bốn mùa tại đây luôn được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ đủ muôn sắc khiến khách đến thăm thú ngỡ như lạc vào một thế giới của sắc màu với những hương thơm quyến rũ…
KIẾN TRÚC HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA TẠI CHỢ LỚN
Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào khoảng cuối thế kỉ XVII. Bất cứ dân tộc nào khi di cư đến vùng đất khác cũng mang theo tôn giáo, tín ngưỡng của họ, người Hoa cũng không ngoại lệ. Chính vì thế khi di cư đến khu vực Chợ Lớn (khu vực quận 5, quận 6 và quận 11 ngày nay) người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo mang đậm bản sắc như chùa, miếu, đình (hay còn gọi là hội quán) để làm nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa của cộng động dân tộc.
DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC LUNG LENG
Di chỉ khảo cổ học Lung Leng nằm tại thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Lung Leng đã cung cấp cho giới khảo cổ học bộ hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Một xã hội Tây Nguyên thời kỳ tiền sử đã được tái hiện lại.
Di tích Thẳm Tát Tòng
Di tích Thẳm Tát Tòng được biết đến là một hang đá tự nhiên nằm ở dưới một dãy núi lớn. Từ xa xa, phong cảnh ở đây dưới ánh nhìn của du khách hiện lên thật tuyệt đẹp! Bên trên là dãy núi trùng trùng điệp điệp chạy dài, là màu xanh ngắt của từng lớp cây bao phủ, còn bên dưới là cái trong lành của dòng nước chảy ra từ bên trong hang, là cái trắng xóa của bọt nước tung lên khi đổ qua thác. Cứ hằng ngày khi bình minh vừa đến, là lúc những ảnh nắng ban mai bắt đầu chào ngày mới, những ảnh nắng ấy hắt lên từ miệng hang rồi in hình chính bản thân mình xuống dòng nước trong vắt, tạo nên những tia lấp lánh nhiều hình thù khác nhau, vừa tuyệt mĩ, vừa tôn thêm cho di tích nơi đây một vẻ đẹp ghi dấu lòng người.
Tích xưa bên dòng Thác Bờ
Nằm giữa khung cảnh núi non trùng phùng, nơi có cảnh đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, đền thờ Chúa Thác Bờ vừa uy nghi, vừa cổ kính không những là điểm đến du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn du khách mà còn lơi nơi cất giữ những tích sử oai hùm về bà Chúa Thác Bà, người phụ nữ dân tộc Mường đã có công giúp vua Lê Lợi đánh tan quân xâm lược.
Tháp Mường Luân - Biểu tượng tình đoàn kết Việt - Lào
Di tích kiến trúc nghệ thuật cổ Tháp Mường Luân nằm ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông và được tạo nên từ sự chung tay của nhân dân hai nước Việt - Lào vào giữa thế kỷ XVI. Không chỉ được mệnh danh là “thần hộ mệnh” chở che cho cuộc sống yên bình, tháp Mường Luân còn tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó keo sơn, hữu nghị giữa hai nước anh em Việt - Lào.
Lễ hội Mùa măng mọc của người Khơ Mú
Người Khơ Mú còn có tên gọi khác Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu,… Nền văn hóa của họ độc đáo bởi những làn điệu dân ca, dân vũ phong phú, say đắm lòng người. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã ngờ rằng một số làn điệu dân ca, dân vũ của người Khơ Mú là nguồn gốc của những bài hát, điệu múa phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Người Khơ Mú có nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ cúng bản đầu năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe; lễ cơm mới để tạ ơn thần nước và tổ tiên sau khi thu xong mùa vụ; trong đó, đặc sắc và độc đáo đến phải kể đến lễ hội mừng mùa măng mọc “Om đin om đang”.
Độc đáo Lễ Tết nhảy của người Dao Tiền
Dù cho dòng chảy văn hóa của các dân tộc có đa dạng và nhiều ngã rẽ thì những đồng bào dân tộc Dao Tiền trên địa bàn tỉnh vẫn luôn giữ cho mình những giá trị truyền thống riêng, những nghi thức, nghi lễ, những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc. Một trong số những bản sắc tiêu biểu phải kể đến đó là Lễ Tết nhảy. Đây là lễ hội lớn nhất của các dòng họ dân tộc Dao, nó vừa là một nghi thức truyền thống, vừa là dịp hội tụ những giá trị nhân văn trong đời sống cộng đồng dân tộc Dao Tiền.
Tranh thờ người Giáy
Tại Việt Nam, có khoảng 30000 người Giáy đang sinh sống chủ yếu tại Lào Cai, một số ít thì đang ở Lai Châu và Hà Giang. Người Giáy mưu sinh bằng nghề trồng lúa nước truyền thống, bên cạnh đó, họ còn có tục thờ tổ tiên và thiên thần. Và tranh thờ chính là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng văn hóa của họ.
Danh lam thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi
Hồ Chiềng Khoi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nằm ở Bản Pút, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Lễ ăn cơm mới "Giày xí mà" của người Phù Lá
Tết cơm mới "Giày xí mà" là một nghi lễ có tầm quan trọng rất lớn với mục đích nhằm thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên đối với người Phù Lá, cầu mong trời đất ban phước, phù hộ cho người dân có một vụ mùa bội thu. Thời điểm khi các cánh đồng lúa bắt đầu ngả màu trĩu nặng hạt, một mùa thu hoạch mới bắt đầu, các gia đình sẽ chọn lấy một ngày tốt, phù hợp để tổ chức một buổi ăn tết cơm mới.
Lễ hội Then Kin Pang – Linh hồn của người dân tộc Thái Trắng
Mỗi năm qua đi, cứ mỗi dịp ngày 10 tháng 3 đến là bà con người Thái Trắng, huyện Phong Thổ nói riêng và bà con Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung lại cùng hội tụ về xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ để cùng tham dự Lễ hội Then Kin Pang – Lễ hội được ví như linh hồn của người Thái trắng nơi đây.
Thủy điện Hòa Bình: Bản hùng ca thế kỷ 20
Ngày 6/11/1979, ngày mà sau biết bao mồ hôi, sức lực, xương máu của những người làm điện Việt Nam và Liên Xô đã đổ xuống, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Dòng sông Đà hung bạo và dữ tợn khi xưa nay đã hoàn toàn bị chinh phục bởi bàn tay và khối óc của con người. Ngày này cũng chính là ngày đánh dấu những con người anh hùng làm điện vĩ đại của thời đại đã viết lên bản hùng ca của thế kỷ 20.
Mì Quảng – Sáng tạo riêng biệt của người Quảng
Một ngày lặng bước giữa phố xá náo nhiệt, người xe tấp nập, bỗng thèm thấy lại chiếc bóng dáng quê mùa của xứ Quảng, đâu đó nghe văng vẳng câu ca “Thương nhau mút chén chè xanh. Làm tô mì quảng để anh ăn cùng”. Đó quả là một điều tuyệt vời, bởi từ rất lâu, mì quảng – món ăn đặc trưng của vùng đất vốn là thủ phủ xứ Đàng Trong đã theo chân các cư dân Quảng Nam – Đà Nẵng lan tỏa khắp nơi từ Nam chí Bắc. Có lẽ chúng ta ít nhiều gì cũng đã nếm thử qua món ăn mang tên mì quảng này ở nhiều nơi như Bình Thuận, Sài Gòn, Đà Lạt,… nhưng trong lòng vẫn ao ước một ngày được thưởng thức món mì quảng trứ danh ngay trong lòng xứ Quảng. Không đơn giản là một món ăn, mà nó còn mang trong mình niềm tự hào của một vùng đất.
Vùng đất phương Nam – Thời khai phá
“Hò ơ… Ai về đất mẹ quê tôi
Còn nghe hương lúa dạt dào tình quê…”
Đất phương nam – vùng đất nặng phù sa của chín nhánh sông Cửu Long, bồi đắp nên những nhà vườn, cây trái xum xuê, những cánh đồng lúa vàng trù phú, yên vui và nguồn tôm cá dạt dào trên mặt sông đồng bằng châu thổ, nơi thấm đẫm huyền thoại 300 năm khấn hoang mở đất và những người anh hùng đánh giặc giữ nước hiên ngang, cùng những người dân hồn hậu, chất phát, trọng nghĩa khinh tài, làm nên một truyền thống văn hóa văn minh sông nước mang đậm hương sắc đất và người phương Nam.
Mắm sặc bần chua – Hương vị gây thương nhớ của một miền sông nước
Phương Nam mình có một loại cây thường hay mọc dại ở trong vườn nhà, nhiều nhất là ở mé sông, tán cây xòe rộng, rễ thì mọc chĩa ngược lên trên trời, bông thì có màu trắng hơi phớt hồng và khi kết thành trái thì nó lại tròn tròn dẹp dẹp. Đặc biệt, cái tên của nó thì nghe “nghèo xơ nghèo xác”, đó là cây bần.
Bông súng trên đồng lũ và nét đẹp đậm hồn quê
Ruổi rong trên những chiếc xuồng,
Nhổ từng cọng súng khơi nguồn mưu sinh.
Những bông súng trắng quê mình,
Thương người lam lũ mặc tình sinh sôi.
(Trích Bông súng mùa nước nổi)
Sông quê - Một mảnh kí ức nơi miền Tây sông nước
“Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua”
Câu hát ru ấy gợi nên một nỗi nhớ quê hương da diết, đậm sâu với những buổi trưa hè kéo lưới bắt cá ở miền Tây sông nước, những lúc chống cằm ngồi chờ những thứ ăn vặt mà mẹ mang về khi đi chợ từ những chiếc ghe trên sông... dẫu có đi đâu, dẫu có xa xứ, xa quê nhà, dòng sông tuổi thơ vẫn là nơi mà những đứa con miền Tây tìm về với những món cá kho, cá nướng đạm bạc, tuy đơn sơ mà vẫn chan chứa tình thương,...
Nghề đươn đệm cỏ bàng - Linh hồn của làng nghề đan lát
Từ lâu Tiền Giang đã nổi tiếng với các sản phẩm đan lát từ lá bàng, lá buông, trong đó nổi bật hơn hết là sản phẩm của các xã Tân Lý Đông, Tân Lý Tây và Thân Cửu Nghĩa của huyện Châu Thành. Các bật cao niên nơi này kể lại, trước đây một phần huyện Châu Thành từng là nơi tiếp giáp với vùng cỏ bàng tự phát thuộc khu vực Đồng Tháp Mười. Từ thuở các thế hệ lưu dân đến khai khẩn vùng đất này, cỏ bàng đã được cư dân nơi đây khéo léo sử dụng để tạo nên các sản phẩm như manh, bao, gối,... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Dần dần nghề đi vào cuộc sống, đương đát bàng buông trở thành công việc nuôi sống nhiều người.
XÔI PHỒNG CHỢ MỚI – ĐẶC SẢN XỨ AN GIANG
Chợ Mới là một địa danh thuộc tỉnh An Giang. Nghe nói rằng ban đầu cái tên Chợ Mới để chỉ một ngôi chợ tại làng Long Điền, Long Xuyên ngày xưa. Sau này thực dân Pháp thành lập quận thì đã lấy tên của khu chợ đặt cho quận thành quận Chợ Mới. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và nhiều sự biến đổi, thay đổi địa giới hành chính thì ngày nay Chợ Mới trở thành một huyện có đông dân số nhất An Giang.
Bánh xèo miền tây – Món ăn của sự kết hợp hài hòa
Có thể nói Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loại bánh mặn mang những hương vị khác nhau. Nếu như đặt chân đến Hà Nội, chúng ta sẽ không khó để thưởng thức món bánh cốm đậm hương vị của người Hà thành; Khi đến với miền trung, bánh bèo lại là thứ mà du khách sẽ không bao giờ muốn bỏ lỡ; Còn với miền tây nam bộ, bánh xèo lại là một món mà chúng ta không thể nào không nhắc đến, một món ăn dân dã nhưng không kém phần đặc trưng của mảnh đất nơi đây.
Tứ linh miệt vườn: cồn Long, Lân, Quy, Phụng – Đi để nhớ
Dọc theo dòng Tiền Giang, có lẽ sẽ không quá khó để có thể bắt gặp bốn chiếc cù lao nổi danh mang tên những con vật biểu trưng cho cuộc sống no ấm và hạnh phúc trong dân gian, đó là “Long – Lân – Quy – Phụng”. Bốn chiếc cù lao mang đậm nét Việt ấy không những đã tạo nên bức tranh sông nước quyến rũ trên dòng sông Tiền thơ mộng mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, hòa thành những linh hồn “tứ linh miệt vườn” ở nơi đây.
Nhà rường Huế - Nét đẹp tồn đọng từ văn hóa phong kiến Việt Nam
Sự phát triển của xã hội kéo theo đó là những nấc thang đi lên của cuộc sống hiện đại. Hàng trăm công trình kiến trúc được ra đời, hàng ngàn tòa nhà cao tầng được “chất” lên, đồng thời theo sau đó cũng là sự lãng quên đi những giá trị xưa cũ, nhưng đâu đó ở Kinh đô Huế - nơi quy tụ nhiều dạng kiến trúc phong kiến điển hình của Việt Nam, vẫn tồn tại một nơi mang đến một nét đẹp tồn đọng – Nhà rường Huế. Kiến trúc đó không chỉ tạo nên phần “hồn” cho kinh thành Huế mà nó còn khiến những làng quê ven sông thêm thanh bình, thêm yên ả.
KHÁM PHÁ NGÔI NHÀ DÀI NHƯ TIẾNG CHIÊNG NGÂN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Ê Đê là một dân tộc có nền văn hóa vô cùng rõ nét và độc đáo. Trong đó, ngôi nhà dài là một biểu tượng văn hóa nổi bật của đồng bào Ê Đê ở vùng núi rừng Tây Nguyên.
LÀNG NGHỀ CÁ KHÔ BÌNH THẮNG
Nhắc đến miền Tây người ta thường chỉ nghĩ đến những mảnh đất phù sa màu mỡ, trái cây sum xuê và những vựa lúa bạt ngàn. Nhưng mọi người đã quên mất, miền Tây cũng có nhiều tỉnh giáp biển, cũng có những ngư trường lớn với lượng thủy sản dồi dào, từ đó nghề làm cá khô cũng phát triển và trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của vùng.
VỀ MIỀN TÂY THƯỞNG THỨC CÀ NA MÙA NƯỚC NỔI
Ở miền Tây tới mùa nước nổi không chỉ mang lại nguồn cá tôm dồi dào mà còn có những loại trái cây mang tính đặc trưng của miền quê. Trong số đó có một loại quả đong đầy những ký ức tuổi thơ về mùa nước nổi, chính là…trái cà na - Một thức quả mộc mạc, bình dị được thiên nhiên ban tặng.
KHÓM TÂN PHƯỚC – VỊ NGỌT TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN
Tân Phước – nơi vốn được biết đến là cái “rốn phèn, rốn lũ” nay đã dần thay đổi, không còn là một huyện hoang sơ đầy cỏ dại nữa mà đã khoát lên mình một chiếc áo mới. Ngày nay khi nhắc đến Tân Phước, người ta đã không còn nghĩ đến đây từng là một vùng đất phèn, chỉ toàn là cây tràm, cây cỏ, cây bàng,…. Mà người ta chỉ nhớ đến một đặc sản ngọt ngào được sinh ra từ vùng đất ngập phèn, quanh năm cằn cõi…đó chính là trái khóm. Cũng chính vì điểm đặc biệt ấy mà khi đến Tiền Giang du khách không thể nào bỏ qua địa điểm này.