Thông tin du lịch
VƯỜN QUÝT HỒNG LAI VUNG – ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA TẠI ĐỒNG THÁP
Theo người dân nơi đây cho biết, từ những năm của thế kỉ 20 thì quýt hồng đã bắt đầu được trồng tại vùng đất này. Ban đầu quýt hồng chỉ là một giống quýt bình thường, tuy nhiên khi được trồng ở vùng Lai Vung, giống quýt đã trở nên đặc biệt. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng đã khiến cho quýt hồng ra trái to, ít hạt, vỏ mỏng, màu sắc bắt mắt, mọng nước, thơm dịu và có vị ngọt đặc mà ít có quýt nơi nào bì kịp.
THAM QUAN LÀNG HOA LỚN NHẤT TÂY NAM BỘ
Nằm phía bờ Nam sông Tiền, thuộc thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp tồn tại một làng nghề truyền thống với lịch sử thăng trầm cả trăm năm, đó chính là làng hoa Tân Qui Đông hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi làng hoa Sa Đéc. Bốn mùa tại đây luôn được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ đủ muôn sắc khiến khách đến thăm thú ngỡ như lạc vào một thế giới của sắc màu với những hương thơm quyến rũ…
Di tích Thẳm Tát Tòng
Di tích Thẳm Tát Tòng được biết đến là một hang đá tự nhiên nằm ở dưới một dãy núi lớn. Từ xa xa, phong cảnh ở đây dưới ánh nhìn của du khách hiện lên thật tuyệt đẹp! Bên trên là dãy núi trùng trùng điệp điệp chạy dài, là màu xanh ngắt của từng lớp cây bao phủ, còn bên dưới là cái trong lành của dòng nước chảy ra từ bên trong hang, là cái trắng xóa của bọt nước tung lên khi đổ qua thác. Cứ hằng ngày khi bình minh vừa đến, là lúc những ảnh nắng ban mai bắt đầu chào ngày mới, những ảnh nắng ấy hắt lên từ miệng hang rồi in hình chính bản thân mình xuống dòng nước trong vắt, tạo nên những tia lấp lánh nhiều hình thù khác nhau, vừa tuyệt mĩ, vừa tôn thêm cho di tích nơi đây một vẻ đẹp ghi dấu lòng người.
Tích xưa bên dòng Thác Bờ
Nằm giữa khung cảnh núi non trùng phùng, nơi có cảnh đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, đền thờ Chúa Thác Bờ vừa uy nghi, vừa cổ kính không những là điểm đến du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn du khách mà còn lơi nơi cất giữ những tích sử oai hùm về bà Chúa Thác Bà, người phụ nữ dân tộc Mường đã có công giúp vua Lê Lợi đánh tan quân xâm lược.
Tháp Mường Luân - Biểu tượng tình đoàn kết Việt - Lào
Di tích kiến trúc nghệ thuật cổ Tháp Mường Luân nằm ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông và được tạo nên từ sự chung tay của nhân dân hai nước Việt - Lào vào giữa thế kỷ XVI. Không chỉ được mệnh danh là “thần hộ mệnh” chở che cho cuộc sống yên bình, tháp Mường Luân còn tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó keo sơn, hữu nghị giữa hai nước anh em Việt - Lào.
Lễ hội Mùa măng mọc của người Khơ Mú
Người Khơ Mú còn có tên gọi khác Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu,… Nền văn hóa của họ độc đáo bởi những làn điệu dân ca, dân vũ phong phú, say đắm lòng người. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã ngờ rằng một số làn điệu dân ca, dân vũ của người Khơ Mú là nguồn gốc của những bài hát, điệu múa phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Người Khơ Mú có nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ cúng bản đầu năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe; lễ cơm mới để tạ ơn thần nước và tổ tiên sau khi thu xong mùa vụ; trong đó, đặc sắc và độc đáo đến phải kể đến lễ hội mừng mùa măng mọc “Om đin om đang”.
Độc đáo Lễ Tết nhảy của người Dao Tiền
Dù cho dòng chảy văn hóa của các dân tộc có đa dạng và nhiều ngã rẽ thì những đồng bào dân tộc Dao Tiền trên địa bàn tỉnh vẫn luôn giữ cho mình những giá trị truyền thống riêng, những nghi thức, nghi lễ, những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc. Một trong số những bản sắc tiêu biểu phải kể đến đó là Lễ Tết nhảy. Đây là lễ hội lớn nhất của các dòng họ dân tộc Dao, nó vừa là một nghi thức truyền thống, vừa là dịp hội tụ những giá trị nhân văn trong đời sống cộng đồng dân tộc Dao Tiền.
Tranh thờ người Giáy
Tại Việt Nam, có khoảng 30000 người Giáy đang sinh sống chủ yếu tại Lào Cai, một số ít thì đang ở Lai Châu và Hà Giang. Người Giáy mưu sinh bằng nghề trồng lúa nước truyền thống, bên cạnh đó, họ còn có tục thờ tổ tiên và thiên thần. Và tranh thờ chính là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng văn hóa của họ.
Danh lam thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi
Hồ Chiềng Khoi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nằm ở Bản Pút, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Lễ hội Then Kin Pang – Linh hồn của người dân tộc Thái Trắng
Mỗi năm qua đi, cứ mỗi dịp ngày 10 tháng 3 đến là bà con người Thái Trắng, huyện Phong Thổ nói riêng và bà con Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung lại cùng hội tụ về xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ để cùng tham dự Lễ hội Then Kin Pang – Lễ hội được ví như linh hồn của người Thái trắng nơi đây.
Thủy điện Hòa Bình: Bản hùng ca thế kỷ 20
Ngày 6/11/1979, ngày mà sau biết bao mồ hôi, sức lực, xương máu của những người làm điện Việt Nam và Liên Xô đã đổ xuống, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Dòng sông Đà hung bạo và dữ tợn khi xưa nay đã hoàn toàn bị chinh phục bởi bàn tay và khối óc của con người. Ngày này cũng chính là ngày đánh dấu những con người anh hùng làm điện vĩ đại của thời đại đã viết lên bản hùng ca của thế kỷ 20.
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc – Đèo Pha Đin
Là cầu nối giữa Sơn La và Điện Biên, Đèo Pha Đin (Hay còn có tên gọi khác là Dốc Pha Đin) ngày nay được nhắc đến với cái danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc”, đã từng lừng danh tại chiến dịch lớn Điện Biên Phủ vì phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn và vẫn còn trường tồn đến sau này.
Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ góc nhìn văn hóa dân tộc Thái
Lễ hội Hoa Ban Điện Biên được lần đầu tổ chức vào năm 2014. Cho đến nay, qua 8 mùa hoa Ban nở cũng như 6 lần tổ chức, Lễ hội Hoa Ban Điện Biên đã trở thành 1 sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên.
Tứ linh miệt vườn: cồn Long, Lân, Quy, Phụng – Đi để nhớ
Dọc theo dòng Tiền Giang, có lẽ sẽ không quá khó để có thể bắt gặp bốn chiếc cù lao nổi danh mang tên những con vật biểu trưng cho cuộc sống no ấm và hạnh phúc trong dân gian, đó là “Long – Lân – Quy – Phụng”. Bốn chiếc cù lao mang đậm nét Việt ấy không những đã tạo nên bức tranh sông nước quyến rũ trên dòng sông Tiền thơ mộng mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, hòa thành những linh hồn “tứ linh miệt vườn” ở nơi đây.
LÀNG NGHỀ CÁ KHÔ BÌNH THẮNG
Nhắc đến miền Tây người ta thường chỉ nghĩ đến những mảnh đất phù sa màu mỡ, trái cây sum xuê và những vựa lúa bạt ngàn. Nhưng mọi người đã quên mất, miền Tây cũng có nhiều tỉnh giáp biển, cũng có những ngư trường lớn với lượng thủy sản dồi dào, từ đó nghề làm cá khô cũng phát triển và trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của vùng.
VỀ MIỀN TÂY THƯỞNG THỨC CÀ NA MÙA NƯỚC NỔI
Ở miền Tây tới mùa nước nổi không chỉ mang lại nguồn cá tôm dồi dào mà còn có những loại trái cây mang tính đặc trưng của miền quê. Trong số đó có một loại quả đong đầy những ký ức tuổi thơ về mùa nước nổi, chính là…trái cà na - Một thức quả mộc mạc, bình dị được thiên nhiên ban tặng.
KHÓM TÂN PHƯỚC – VỊ NGỌT TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN
Tân Phước – nơi vốn được biết đến là cái “rốn phèn, rốn lũ” nay đã dần thay đổi, không còn là một huyện hoang sơ đầy cỏ dại nữa mà đã khoát lên mình một chiếc áo mới. Ngày nay khi nhắc đến Tân Phước, người ta đã không còn nghĩ đến đây từng là một vùng đất phèn, chỉ toàn là cây tràm, cây cỏ, cây bàng,…. Mà người ta chỉ nhớ đến một đặc sản ngọt ngào được sinh ra từ vùng đất ngập phèn, quanh năm cằn cõi…đó chính là trái khóm. Cũng chính vì điểm đặc biệt ấy mà khi đến Tiền Giang du khách không thể nào bỏ qua địa điểm này.
RAU ĐẮNG ĐẤT – MỘT HƯƠNG VỊ CỦA THỜI GIAN
Từ rất lâu, rau đắng đất đã là một loại rau dân dã gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ.
VỀ THÁP MƯỜI NGHE KỂ VỀ NHỮNG CÁNH ĐỒNG LÚA MA
Thuở xưa ở miệt Tháp Mười đi đâu cũng thấy những cánh đồng lúa ma, hay còn gọi là lúa trời. Giống như cây cỏ bang hay cây tràm, cây lau thì cây lúa ma rất thích mọc ở những vùng sình lầy, vùng thấp trũng của Đồng Tháp Mười.
VỀ ĐỒNG THÁP THƯỞNG THỨC ẨM THỰC TỪ SEN
Đồng Tháp là vùng đất trù phú, thiên nhiên đa dạng. Mà khi nhắc đến Đồng Tháp, không ít du khách sẽ nghỉ ngay đến những cánh đồng sen bao la, bát ngát cùng khung cảnh hữu tình, thơ mộng mà ít nơi nào có được. Chính vì được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc nên hệ sinh thái nơi đây đặc biệt đa dạng, sản vật dồi dào, thực phẩm phong phú. Nơi đây không chỉ mang đến cho du khách những chuyến tham quan ấn tượng mà còn hút hồn khách bởi những đặc sản dân dã mà ngon miệng.
VỀ AN GIANG NGẮM NHỮNG CÁNH ĐỒNG THỐT NỐT CAO VÚT TRỜI
An Giang ngoài nổi tiếng với Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm hùng vĩ, “tuyệt tình cốc” trên đồi Tà Pạ,… thì còn nổi tiếng là xứ sở của những cánh đồng thốt nốt cao ngút trời mây.
RAU ĐỌT CHOẠI – RAU DẠI DÂN DÃ Ở MIỀN TÂY
Rau đọt choại hay còn gọi là rau chạy là một loại rau mọc dại ở miền Tây, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười. Không ai biết nó có từ khi nào chỉ biết nó đã xuất hiện rất lâu trong cuộc sống của người dân miền Tây.
NGUỒN GỐC TÊN GỌI “CÁ LINH”
Cứ mùa nước nổi tới là một mùa cá mới lại về. Hầu hết ai đến miền Tây vào mùa nước nổi đều được thưởng thức qua các món ăn chế biến từ cá linh. Cá linh như một phần máu thịt không thể nào thiếu của mùa nước nổi.
NGUỒN GỐC ĐỊA DANH VŨNG THƠM VÀ ĐẶC SẢN BÁNH PÍA VŨNG THƠM
Vũng Thơm là tên gọi của vùng đất trải dài suốt dãy giồng cát từ ngã ba An Trạch và bao trọn hai xã Phú Tân, Phú Tâm của huyện Châu Thành. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer là Kompong Thum, có nghĩa là cái “cảng lớn”. Ai có ngờ rằng vùng đất giồng cát này ngày xưa từng là một cái cảng lớn. Nhưng chuyện “thương hải hóa tang điền” trước nay cũng không phải chuyện hiếm gặp.
NGUỒN GỐC BÁNH TÉT MIỀN TÂY
Bánh tét hay còn được gọi là bánh đòn, là một loại bánh phổ biến trong dịp Tết ở miền Tây Nam Bộ. Nếu Miền Bắc có bánh chưng xanh gắn liền với sự tích “bánh chưng, bánh dày” thì bánh tét miền Tây cũng có những giai thoại của riêng mình. Tuy nguồn gốc của bánh tét khá mơ hồ so với bánh chưng và có nhiều ý kiến cho rằng bánh tét là biến thể từ bánh chưng.
NGHỀ LÀM BÁNH PÍA Ở SÓC TRĂNG
Bánh pía thực chất bắt nguồn từ bánh trung thu của người Triều Châu, những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có thịt heo và đậu xanh, vỏ bánh làm từ bột bánh và có nhiều lớp mỏng, nhân có trộn mỡ. Từ pía xuất phát từ tiếng Triều Châu là “pi-é”, phiên âm tiếng Việt có nghĩa là bánh.
NGHỀ GÁC KÈO ONG RỪNG U MINH HẠ
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Cà Mau một hệ sinh thái rừng ngập lợ, rừng tràm U Minh. Rừng U Minh Hạ được nhiều người biết đến không chỉ là những cánh rừng bạt ngàn mà còn là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như khỉ, nai, rắn, trăn,… Đặc biệt khi rừng tràm trổ bông cũng là mùa để cho những chú ong cần mẫn hút nhụy, ươm mật.
MÙA NƯỚC NỔI MIỀN TÂY
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe qua cụm từ “mùa nước nổi”. Mùa nước nổi là thời điểm mà nhiều người dân tại khu vực miền Tây mong đợi nhất hằng năm, bởi lẽ khi tới thời điểm này cả miền Tây như được khoác lên mình 1 lớp áo đầy sức sống. Các loài tôm, cá xuôi theo dòng nước từ thượng nguồn sông Mê Kong đổ về đồng bằng sông Cửu Long giúp cho người dân nơi đây có 1 mùa bội thu về tôm cá. Ngoài ra khi nước về còn có tác dụng tháo chua, rửa phèn, diệt trừ bớt mầm bệnh, vệ sinh các cánh đồng và quan trọng nhất là bồi đắp thêm phù sa cho đất màu mỡ.
MẦN DẦN CÔNG – MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MIỀN TÂY
“Mần dần công” là một hình thức quen thuộc đối với người dân miền Tây. Những ai từng sống ở thôn quê miền Tây sẽ may mắn được biết đến cái cách làm việc luân phiên không tính toán hơn thua nhau này của những người nông dân miền Tây – cái nơi mà người ta thường bảo nhau là: Ở đó người dân họ sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa. Ở đó, người ta bao bọc lẫn nhau, dù nghèo vẫn san sẻ cho nhau.
MẮM TÔM CHÀ GÒ CÔNG
Gò Công (Tiền Giang) là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản độc đáo, trong số đó phải kể đến món mắm tôm chà. Không đơn giản chỉ là một món đặc sản địa phương mà hơn 200 năm về trước, mắm tôm chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào kinh thành Huế, trở thành món quý dâng lên nhà vua và từ đó mắm tôm chà trở nên nổi tiếng hơn.
LẨU CÙ LAO MIỀN TÂY
Lẩu cù lao hay còn gọi là lẩu than, lẩu thở, là một món ăn ngon trứ danh của miền Tây Nam Bộ, một vùng đất có nhiều cù lao nổi trên sông. Sở dĩ có tên cù lao vì nó gắn với dụng cụ để nấu lẩu đó là cù lao.
KÝ ỨC NHỮNG CHUYẾN PHÀ
Miền Tây vốn có đặc thù là sông ngòi chằng chịt, đây là ưu điểm giúp đất đai màu mỡ, cây lành trái ngọt nhưng lại là chướng ngại cho việc lưu thông vì “qua sông lụy đò”. Ngày xưa khi chưa có những cây cầu hiện đại như bây giờ thì để sang được sông người dân phải đi phà, hay Việt hóa từ Pháp ngữ thì dân gian hay gọi là bắc. Từ ngày ấy, hình ảnh chiếc phà đã gắn liền với người dân miệt sông nước, là cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa hay trong những bài đờn ca tài tử - đặc trưng văn hóa vùng đất Phương Nam này.
ĐẶC SẢN CHUỘT ĐỒNG MIỀN TÂY
Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất trù phú, ruộng lúa mênh mông, những manh vườn rộng lớn đầy hoa thơm cỏ ngọt và người dân thì thiệt thà dễ mến. Cùng với, một đặc điểm luôn thu hút khách đến với miền Tây đó chính là những món ăn hết sức độc đáo. Trong đó, không thể không kế đến những món ăn từ chuột đồng miền Tây. Chính vì miền Tây là vựa lúa mênh mông nên nơi đây được xem là nơi lý tưởng để chuột đồng sinh sôi phát triển.
CỎ NĂN BỘP – “LỘC TRỜI” CHO NGƯỜI MIỀN TÂY
Hằng năm, khi cái nắng hè bắt đầu bớt gay gắt cũng là lúc miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi đến là một mùa năn mới cũng bắt đầu.
CỐM DẸP SÓC TRĂNG
Với người dân Khmer, trăng tháng 10 Âm lịch là trăng tròn, là biểu tượng cho những điều tốt lành của một năm mới tràn đầy hạnh phúc với một vụ mùa bội thu. Đây cũng là dịp người dân bày tỏ sự giao cảm với đất trời qua lễ hội Oóc-om-bok, hay còn gọi là lễ cúng trăng. Trong dịp này, ngoài các đồ cúng như trái cây, dừa, chuối,…thì không thể thiểu một sản vật đó là cốm dẹp.
BÚN NƯỚC LÈO SÓC TRĂNG
Trong những món ngon khiến thực khách phải lưu luyến khi đến Sóc Trăng, có lẽ bún nước lèo nổi tiếng hơn cả bởi hương vị đặc trưng khó tả. Mặc dù hiện nay đã có nhiều nơi bán món bún nước lèo trải dài khắp 3 miền đất nước. Tuy nhiên nơi được gọi là “kinh đô lâu đời” của bún nước lèo bởi chỉ có hương vị ở nơi này có thể khiến cả những người khó tánh nhất cũng phải gật gù khen ngon khi ăn món bún nước lèo đó là Sóc Trăng.